Trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú là một hiện tượng vô cùng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết, khi gặp phải trường hợp như thế này cần phải làm như thế nào. Việc trẻ sơ sinh bị ọc sữa có nguy hiểm đối với sức khỏe của bé hay không? Bài viết của chúng tôi sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin cần thiết về hiện tượng này.
Nguyên nhân bé bị ọc sữa
Ọc sữa là hiện tượng sữa bị tràn ra khỏi miệng do lực của dạ dày tác động.
Những nguyên nhân chủ yếu khiến cho bé bị ọc sữa sau mỗi lần bú chính là
- Trong quá trình cho bé bú, bé ngồi không đúng tư thế làm co bóp dạ dày, lượng sữa vào trong cơ thể của bé nhiều hơn mức bình thường, dạ dày phải làm việc nhiều hơn nên khi dạ dày co bóp sẽ làm sữa bị trào ngược lên trên miệng.
- Trong cổ họng của bé có nhiều đờm, bé bị ho do tác nhân vi khuẩn gây nên, làm cho bé có cảm giác muốn trào sữa ra ngoài.
- Bé mắc các bệnh như viêm đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, cúm dạ dày hoặc bị nhiễm trùng tai. Những bệnh này khiến bé bị niêm mạc dạ dày, dạ dày không khỏe khiến bé dễ bị nôn hơn khi uống sữa.
- Cho bé sử dụng các loại vitamin hoặc một số thực phẩm khác có chứa các thành phần kháng sinh, thuốc kháng virus có thể khiến bé bị ọc sữa.
- Trong quá trình bú, bé khóc quá nhiều nếu bé khóc quá lâu có thể kích hoạt phản xạ nôn trong cơ thể của bé, bé không tự chủ trong việc bú sữa nữa.
- Trong quá trình di chuyển bằng tàu xe bé có thể bị say xe
- Có thể bé dị ứng các thực phẩm.
- Bé bị tắc ruột. Đây là nguyên nhân khiến cho việc tắc nghẽn sự di chuyển các chất trong ruột làm cho thực phẩm khi vào ruột sẽ bị đẩy ngược trở lại.
- Do chất độc, trẻ nhỏ còn quá xa lạ đối với mọi thứ xung quanh nên nhiều khi gặp phải những vật lạ bé sẽ cầm lên và bỏ vào miệng. Điều này rất dễ khiến cho bé bị ngộ độc.
- Bé bị hẹp môn vị. Tình trạng này tuy hiếm gặp tuy nhiên trẻ gặp phải tình trạng này do cơ dẫn dạ dày và ruột dày lên khiến cho các chất trong dạ dày không thể đi qua. Trường hợp này, bé sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, cơ thể có thể mất nước. Tình trạng này rất nguy hiểm đối với Sức khỏe của bé của bé
- Một trường hợp hiếm gặp khác, bé bị trào ngược dạ dày thực quản đây là hiện tượng khi thức ăn vào trong dạ dày sẽ bị trào ngược lên thực quản.
- Một số nguyên nhân khác là cho bé không thích ứng được với mùi lạ ví dụ như mùi thuốc lá, mùi của các dụng cụ cho bú,… làm cho cơ thể của bé phản sinh kháng cự đối với những mùi này.
Biểu hiện của bé khi bị ọc sữa
Ọc sữa là hiện tượng các mẹ có thể khó nhận ra vì nó rất giống với hiện tượng nôn sữa. Tuy nhiên có thể phân biệt hai hiện tượng này thông qua những biểu hiện sau:
Ọc sữa: Khi bé bị ọc sữa, bạn sẽ thấy sữa sẽ tràn ra trên miệng một cách dễ dàng giống như nước tràn khỏi ly, thức ăn có trong dạ dày có thể bị trào lên cổ họng hoặc trong quá trình bú, bé nút không khí cùng với sữa, khí tụ lại trở thành dạng ợ hơi, có thể đi kèm với triệu chứng như ho hay vặn vẹo người.
Nôn sữa là việc sữa tràn ra khỏi miệng một cách mạnh mẽ do có dạ dày co bóp mạnh, số lượng chất bị nôn ra sẽ nhiều hơn so với trẻ khi bị ọc sữa. Một số hiện tượng đi kèm khi nôn, bé có thể bị sốt hoặc quấy khóc.
Bé ọc sữa có nên cho bú lại
Khi bé ọc sữa có nghĩa là vào thời điểm này bé không thể dung nạp thêm bất kỳ một lượng sữa nào nữa vào trong cơ thể. Vì vậy không cho con bú ngay sau khi vừa bị ọc sữa. Các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng rằng con sẽ bị đói mà cho bé bú thêm. Khi bị óc sữa các mẹ hãy lau sạch miệng cho bé và cho bé uống thêm một ít nước để sạch miệng, làm sạch vệ sinh mũi nếu cần.
Hãy cho bé bú lại sữa sau khoảng 30 phút đến một tiếng để bé có thời gian được nghỉ ngơi, hệ tiêu hóa được ổn định lại và trẻ không còn cảm giác mệt mỏi khi phải uống sữa nữa.
Hậu quả của việc bé bị ọc sữa
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là một hiện tượng khá phổ biến sau khi sinh. Ọc sữa sẽ thường tự hết sau khoảng 6 đến 24 tiếng. Các mẹ không cần phải áp dụng bất cứ một biện pháp nào trong khoảng thời gian này nếu thấy bé vẫn đang trong tình trạng tốt, ăn vẫn ngon, ngủ vẫn tốt và vẫn tăng cân. Nhưng có một số trường hợp sữa bị ọc lên mũi thì điều này có thể làm cho mũi của bé bị kích ứng, đau nhức, tâm lý của bé trở nên sợ hãi hơn mỗi lần uống sữa. Bé sẽ làm biếng và bỏ ăn,… trong một số trường hợp có thể khiến bé khó chịu vì khó thở, thở khò khè, thở trở nên khó khăn hơn.
Một số biện pháp giúp bé đỡ ọc sữa sau mỗi lần bú
- Nguyên nhân được coi là chủ yếu dẫn đến việc bé bị ọc sữa đó là trong quá trình cho bú, mẹ cho bé ngồi không đúng cách. Vì vậy hãy cho bé ngồi với tư thế thoải mái nhất. Thẳng người, không gập bụng, miệng sát với lại bầu ngực của mẹ.
- Khi bé còn quá nhỏ hãy cho bé sử dụng hoàn toàn bằng sữa mẹ thay vì sữa công nghiệp vì sữa mẹ không gây kích ứng cho bé.
- Khi bé sinh ra phản kháng đối với sữa khi bú thì không nên cho bé bú nữa hãy làm cho bé vui và không sợ uống sữa nữa.
- Hạn chế việc cho bé bú sữa bằng các bình bú mà hãy cho bé bú trực tiếp. Vì trong thời gian bé bú mẹ trực tiếp vừa đủ để dạ dày dãn ra đúng mức vừa đủ cho lượng sữa đi vào. Điều này được hiểu là khi bé nút sữa thì sữa có trong bầu ngực của mẹ mới chạy ra, sẽ kiểm soát được lượng sữa đi vào cơ thể bé trong một thời điểm.
- Sau khi cho bé bú xong các mẹ hãy cho bé đi lại để cơ thể bé tiêu hóa dần lượng thức ăn. Sau đó có thể nhẹ nhàng cho bé nằm xuống nhưng kê cao gối, tránh việc bé nằm theo kiểu gập bụng hay gập cổ.
- Trường hợp thấy bé thường xuyên bị đổ mồ hôi, khóc thường xuyên bị ọc sữa thì rất thể là bé bị thiếu vi chất đặc biệt như canxi và vitamin. Vì vậy hãy bổ sung cho bé đủ một lượng cần thiết.
- Hãy cho bé bú sữa trong môi trường có nhiệt độ phù hợp tránh việc quá nóng hay quá lạnh làm cho bé hình thành đờm trong cổ.
- Đối với những trẻ sinh non tháng thì nên matxa bụng bé trước khi cho bú.
- Nếu gặp phải tình trạng bé bị ọc sữa thì các mẹ cứ bình tĩnh lấy khăn lau sạch miệng của bé cũng như vệ sinh mũi của bé bằng muối sinh lý. Tránh việc bế thốc bé lên mà hãy để nghiêng người bé sang một bên.
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về việc bé bị ọc sữa. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi hoặc để lại những thắc mắc dưới đây. Chúng tôi sẽ cố gắng trả lời trong thời gian ngắn nhất.
Bài viết liên quan
Tại sao sữa non Alpha Lipid dừng phân phối tại Việt Nam
[...]
Th8
Công nghệ BIOLACTOL là gì? Có tốt hơn công nghệ Alpha Lipid không?
Công nghệ BioLactolTM là phức hợp lipid sữa độc đáo được thiết kế để bảo [...]
Th11
Cách pha sữa non Colostrum với sữa công thức chuẩn nhất
Sữa non Colostrum được các ông bố bà mẹ trên toàn thế giới biết đến [...]
Th8
Sữa non uống kèm sữa công thức – Có nên pha cùng hay không?
Đối với trẻ nhỏ sữa non và sữa công thức thì nó đều có những [...]
Th8
Sữa Tăng Cân cho bé nên dùng cho trẻ còi xương chậm lớn
Bé lười ăn, còi xương, chậm lớn? Làm sao để khắc phục tình trạng này? [...]
Th3
Mama sữa non Star Biotic có tốt không? Giá bao nhiêu?
Nếu như con của bạn đang gặp phải tình trạng biếng ăn, chậm lớn, hấp [...]
Th1