Sữa mẹ và những điều thú vị không phải ai cũng biết

Sữa mẹ là một nguồn chất dinh dưỡng vô cùng lớn và vô cùng cần thiết dành cho trẻ khi mới được sinh ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho người đọc biết thêm được nhiều thông tin bổ ích về sữa mẹ mà không phải ai cũng biết.

Sữa mẹ được sản sinh như thế nào

Trong quá trình mang thai, cơ thể của mẹ bắt đầu giải phóng hoocmon estrogen và progesterone. Đây là hai loại hoocmon sinh học phức tạp, nhằm kích thích quá trình sản xuất sữa được diễn ra bình thường.

Sữa mẹ được sản xuất như thế nào

Các mẹ thường đặt câu hỏi tại sao khi mang thai, ngực lại lớn hơn bình thường? Đó là trước khi mang thai các tuyến sữa và chất béo được hình thành và có mô nâng đỡ – chiếm một phần khá lớn trong có trong ngực mẹ. Ngực của mẹ sẽ thay đổi từ khi thai nhi bắt đầu từ sáu tuần tuổi. Các ống sữa và các tuyến vận chuyển sữa được hình thành. Tuy nhiên chúng sẽ phát triển và to lên khi nồng độ estrogen tăng nhanh. Quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi con được sinh ra. Mô tuyến vú đạt được độ mở rộng đáng kể thì bầu ngực đạt được kích thước lớn hơn bao giờ hết. Mỗi bên ngực có thể nặng đến 700 gram, các ống phân nhánh ra thành các ống dẫn sữa. Mỗi ống là một nhóm nhỏ được gọi là nang vú. Tiểu Thùy là tập hợp các nang vú lại với nhau. Một nhóm tiểu thùy thì được gọi là một thùy. Mỗi bên ngực có 15 đến 20 thùy.

Sữa mẹ được hình thành do thúc đẩy của hoocmon prolactin, sử dụng thêm prôtêin, đường và các chất béo có trong máu. Sửa sẽ được đẩy ra ngoài nhờ các tế bào bao quanh nang vú và sữa từ các nang vú này sẽ được chuyển đến một ống dẫn sữa lớn hơn. Quá trình này được hoàn thành trong khoảng thời gian hai tháng cuối thai kỳ cho nên sau khi trẻ được sinh ra bé đã có sữa để sử dụng.

Thời gian sản xuất sữa mẹ

Như đã biết ở trên thì sữa mẹ được sản xuất vào hai tháng cuối cùng của thai kỳ. Sữa sản sinh vào thời gian này được gọi là sữa non. Sữa non là một nguồn rất chuyên dưỡng vô cùng lớn và lớn gấp năm lần so với các sữa thông thường của mẹ nhưng vì thời gian tồn tại của sữa khá ngắn nên sau khi bé ra đời, cơ thể mẹ bắt đầu sản sinh nhiều loại sữa hơn cụ thể: sữa mẹ trong khoảng thời gian từ 5 ngày đến 14 ngày, cơ thể mẹ sản sinh sữa được gọi là sữa chuyển tiếp sau đó sữa mẹ sẽ chuyển sang sữa trưởng thành kể từ ngày 14 trở đi.

Sữa mẹ có mấy loại

Trong quá trình mang thai và sau khi sinh con ra, tùy thuộc vào mỗi thời điểm mà cơ thể mẹ sản sinh ra những loại sữa khác nhau. Như đã nói ở trên thì sữa mẹ sẽ bao gồm có sữa non, sữa chuyển tiếp và sự trưởng thành. Dưới đây là một số thông tin cụ thể của từng loại sữa.

Sữa mẹ có mấy loại

  • Sữa non là một loại sữa đặc biệt chỉ tồn tại sau ba đến bốn ngày sinh vì sữa non là một nguồn chất dinh dưỡng dồi dào nên các mẹ hãy tận dụng trong khoảng thời gian này để cho con bú. Đặc điểm của sữa non thường có tính dính đặc, màu sữa vàng nhạt. Trong sữa non có hàm lượng chất béo vô cùng lớn cũng như giàu chất protein, kháng thể,… giúp cho cơ thể của bé sau khi sinh ra, cơ thể còn yếu ớt tránh được những yếu tố không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe vì sữa sẽ giúp cho cơ thể sinh ra các chất miễn dịch.
  • Nhu cầu sử dụng sữa của bé sẽ tăng lên theo tháng tuổi vì vậy sữa non không đáp ứng được nữa nên cơ thể bắt đầu sản sinh ra một số lượng sữa lớn hơn. Và Sửa này được gọi là sự chuyển tiếp, sữa chuyển tiếp có thành phần chất dinh dưỡng không cao như sữa non nhưng vẫn đảm bảo được cơ thể bé có đủ chất dinh dưỡng. Sữa sẽ bắt đầu chuyển sang màu trắng thay vì màu vàng nhạt như sữa non.
  • Sau ngày 14 trở đi cơ thể mẹ sản sinh ra sữa trưởng thành và chia làm hai giai đoạn. Trong quá trình ban đầu cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra sữa có hàm lượng chất béo thấp hơn nên có màu trắng nhưng sau khoảng thời gian này sửa lại bắt đầu có màu vàng nhạt trở lại vì chất béo có trong sữa được tăng lên trở lại.

Sự bài tiết sữa mẹ – phản xạ tạo sữa mẹ

Chắc hẳn ai cũng biết rằng nếu cho bé bú càng nhiều thì vú mẹ lại càng tạo ra nhiều sữa hơn. Do khi bé bú sẽ kích thích tiết prolactin. Chất này sẽ cộng hưởng với máu làm cho vú sản sinh ra sữa.

Cơ thể mẹ còn có phản xạ oxytocin: Phản xạ này được hiểu là khi bé thực hiện động tác bú làm kích thích cho oxytocin tiết ra và làm cho các tế bào xung quanh tác dụng một lực lên sữa đẩy chúng ra ngoài. Đây cũng là nguyên nhân tại sao bé có thể uống được sữa có trong ngực của mẹ.

Cơ chế tạo sữa mẹ

Trong một số trường hợp các mẹ còn gặp phải tình trạng vú ngăn tạo sữa. Do trong cơ thể mẹ có một số yếu tố làm ức chế quá trình tạo ra sữa, cơ thể ít tiết ra prolactin. Vì vậy các mẹ nên thường xuyên cho con bú không nên ngắt quãng để tránh việc prolactin ngưng sản xuất.

Tại sao sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chắc hẳn ai cũng biết rằng sữa mẹ vô cùng tốt cho bé nên đó là lý do tại sao khi bé được sinh ra cần phải được sử dụng sữa mẹ thay vì sữa bột có trên thị trường. Bài viết sẽ giúp các bạn điểm qua những lợi ích mà sữa mẹ mang lại cho bé.

  • Trước hết sữa mẹ được coi là tốt nhất vì trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng, năng lượng hay các chất miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể bé, giúp bé phát triển. Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất cần thiết như đường, chất béo, protein, vitamin A, vitamin B2,…
  • Sữa mẹ còn giúp cho trẻ ít gặp dị ứng hơn so với dùng sữa công nghiệp có chứa chất bảo quản, hương liệu,…
  • Khi cho con bú sữa mẹ tạo môi trường thuận lợi cho mối quan hệ giữa mẹ và bé được gần gũi với nhau một cách tự nhiên, bé bắt đầu có xu hướng muốn gắn bó với mẹ,…
  • Vì sữa mẹ là nguồn sữa cho con không phải mất tiền mua vì vậy đảm bảo được kinh tế cho gia đình.
  • Có nên sử dụng song song sữa mẹ và sữa bột

Không phải mọi người mẹ đều đáp ứng đủ lượng sữa cho con vì vậy sử dụng sữa bột là điều vô cùng cần thiết lúc bấy giờ. Các mẹ đều có chung một câu hỏi: “việc sử dụng sữa bột và sữa mẹ song song sẽ có tác dụng hay tác hại gì không?” Câu trả lời sẽ là có tác dụng tốt khi áp dụng đúng cách.

Khi trẻ dưới một tháng tuổi cần phải cho bé sử dụng sữa mẹ hoàn toàn vì sữa bột không đảm bảo được đủ chất dinh dưỡng cũng như có thể gây kích ứng đối với bé vì cơ thể của bé lúc này còn khá yếu ớt. Nếu mẹ thiếu sữa trong giai đoạn này cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn những phương pháp giúp cơ thể có đủ sữa trong thời kỳ này.

Sau khoảng thời gian này các mẹ có thể cho bé sử dụng sữa bột. Tuy nhiên cần lựa chọn sữa bột phù hợp với cơ thể bé và độ tuổi. Tránh cho bé sinh ra các phản ứng kháng lại sữa. Nếu bé chưa quen với sữa bột thì hãy làm cho bé quen một cách dần dần. Thay vì cho bé sử dụng một cách liên tục thì các mẹ nên kết hợp giữa việc sử dụng sữa mẹ và sữa bột xen lẫn các lần bú. Sữa bột cho bé mỗi lần bú có lượng vừa phải tránh việc lãng phí do bé sử dụng không hết. Không nên để bé thích nghi với sữa bột bằng cách pha chung với sữa mẹ. Vì có thể gây kích ứng cho bé, sự pha trộn này còn có thể làm cho bé bị tiêu chảy hoặc ngộ độc. Tốt nhất nên cho bé sử dụng sữa mẹ trước sau đó xen giữa các buổi là sữa bột.

Nên cho bé làm quen dần dần với các núm bình sữa để bé không quá lạ lẫm khi sử dụng chúng so với việc bú ti mẹ.

Sữa mẹ đặc, loãng

Trước hết để các mẹ phân biệt được sữa đặc hay sữa loãng thì cần phải hiểu trong sữa mẹ có những thành phần chất dinh dưỡng nào?

Sữa mẹ đặc sữa mẹ loãng

  • Thứ nhất, Protein là thành phần chiếm một hàm lượng khá cao có trong sữa mẹ. Nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển bộ não của bé.
  • Thứ hai là chất béo: chất béo này hoàn toàn tốt cho cơ thể của bé, giúp bé sản sinh năng lượng cũng như hỗ trợ cho bé tiêu hóa.
  • Thứ ba là thành phần khoáng chất, vitamin đây là các chất giúp bé hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng.
  • Ngoài ra còn một số thành phần khác giúp bé phát triển một cách toàn diện kể cả về thể chất và trí não.
  • Đặc biệt trong sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp bé bảo vệ trước những tác động xấu của môi trường.

Khi đã nắm rõ thành phần của sữa mẹ, các mẹ đã có thể trả lời được câu hỏi sữa mẹ loãng hay đặc có ảnh hưởng đến chất lượng sữa hay không?

Sữa mẹ chỉ có khái niệm sữa có ít hay sữa có nhiều, không tồn tại khái niệm sữa có đủ chất dinh dưỡng hay không. Sữa của mẹ đặc hay loãng là do trong mỗi lần cho con bú, sữa mẹ lại tiết ra những loại sữa có nồng độ khác nhau. Khi mới cho con bú khoảng 10 phút, giai đoạn này được gọi là sữa đầu. Sữa mẹ trong giai đoạn thường có màu trong và loãng do chứa hàm lượng nước khá cao. Dù vậy, vẫn đảm bảo có đầy đủ chất dinh dưỡng. Sau khoảng thời gian 10 phút này sữa mẹ trở nên đặc hơn và có màu vàng hơn. Vì hàm lượng chất béo tăng lên. Các mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn 10 phút để đảm bảo bé vẫn hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong giai đoạn sửa cuối này. Không nên loại bỏ sữa đầu để cho bé sử dụng sữa sau vì trong sữa đầu có chứa lactose và nước .

Nuôi con bằng sữa mẹ đến khi nào

Bé sẽ bú sữa mẹ đến lúc nào thì có thể cai được? Câu trả lời là nên cho bé bú đến lúc bé có thể tự phát triển được một cách tốt nhất. Hiện tại thì không có thời điểm cụ thể để cho bé cai sữa, tùy thuộc vào mỗi gia đình mà có những thời điểm cai sữa khác nhau. Hãy cho bé cai sữa khi bé thật sự đã sẵn sàng.

Tuy nhiên cần đảm bảo trong thời gian sáu tháng đầu bé vẫn hoàn toàn sử dụng sữa mẹ thay vì các thức ăn, thức uống khác. Khi bé được sáu đến 12 tháng tuổi sữa mẹ chỉ đáp ứng được hai phần ba nhu cầu sử dụng của bé, lúc này có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất khác theo chỉ định của bác sĩ để bù vào năng lượng còn thiếu. Khi bé đạt được độ tuổi từ 1 tuổi đến 2 tuổi thì sữa mẹ chỉ còn cung cấp được một phần ba năng lượng cần thiết dành cho bé. Mỗi một giai đoạn phát triển, các mẹ cần nắm rõ sữa mẹ đáp ứng được bao nhiêu phần trăm so với năng lượng mà bé cần dùng để có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng có từ bên ngoài.

Trong quá trình cai sữa không nên cai sữa một cách hoàn toàn mà cho bé thích nghi dần dần với việc sử dụng các loại thực phẩm khác thay. Thời điểm thích hợp cho việc cai sữa được khuyến nghị là từ 18 đến 24 tháng tuổi vì giai đoạn này bé đã khỏe mạnh hơn, cơ thể bắt đầu hoàn thiện hệ thống miễn dịch.

Cách để mẹ có đủ sữa cho con

Có rất nhiều cách để mẹ có đủ sữa để đáp ứng cho bé sử dụng. Sau đây là một số cách đơn giản mà các mẹ có thể áp dụng

Cách để mẹ có đủ sữa cho con

  • Thứ nhất, người mẹ phải đảm bảo được chế độ sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống để cơ thể mẹ luôn trong một thể trạng tốt nhất. Các mẹ nên sử dụng các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, các thực phẩm bổ máu, các thực phẩm giúp mẹ tăng sức đề kháng,…
  • Thứ hai, để bé có thể bú được nhiều sữa nhất trong mỗi lần cho bú, phải đảm bảo rằng bé được đặt trong một tư thế thoải mái nhất, mặt của bé phải hướng về ngực của mẹ và cằm của bé phải chạm được vào bầu ngực của mẹ. Khi có sự tiếp xúc da thịt, bé sẽ cảm giác thoải mái.
  • Thứ ba, nên cho bé bú một cách thường xuyên tránh việc sữa mẹ không sản sinh sữa nữa do cơ chế phản xạ sữa mẹ.
  • Thứ ba, nên cho bé bú đều hai bên ngực thay vì một bên.
  • Thứ tư, các mẹ nên mát xa ngực trước khi cho con bú để kích thích cho sữa được sản sinh và chảy ra theo ống dẫn được tốt nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin, kiến thức cơ bản về sữa mẹ. Bạn đọc có thể để lại thắc mắc hay câu hỏi. Chúng tôi sẽ cố gắng trả lời trong thời gian ngắn nhất.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *