Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu và cách bảo quản tốt nhất

Bảo quản sữa mẹ có nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp mang lại những ưu, nhược điểm riêng biệt. Đặc biệt, là thời gian bảo quản của mỗi phương pháp đem lại đang được rất nhiều người quan tâm, ví dụ như thời gian bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá của tủ lạnh có thể lên tới ba tháng,… vậy đối với phương pháp bảo quản sữa mẹ bằng ngăn lạnh thì được bao lâu? Dưới đây là bài viết của chúng tôi, muốn chia sẻ cho các mẹ về câu hỏi trên và những điều cần lưu ý đối với việc bảo quản sữa mẹ bằng phương pháp này

Thời gian bảo quản sữa mẹ ở ngăn lạnh

Sữa mẹ vô cùng tốt cho trẻ, vừa giúp cho trẻ phát triển, vừa bảo vệ cơ thể bé trước tác nhân của môi trường nhưng đôi khi với bộn bề của cuộc sống, người mẹ không thể nào cho con bú đúng thời gian hay đủ bữa. Do vậy mà nhiều người mẹ đã sử dụng những phương pháp bảo quản sữa, phòng ngừa những trường hợp không thể cho con bú một cách trực tiếp thì bé vẫn có sữa để dùng. Một trong những phương pháp được nhắc đến nhiều nhất đó là sữa của mẹ sau khi vắt xong được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Vậy thời gian bảo quản sữa mẹ bằng phương pháp này để được bao lâu?

Thời gian bảo quản sữa mẹ bằng tủ lạnh

Ngăn mát tủ lạnh thường có nhiệt độ dao động từ 5°C đến 7 °C nhiệt độ vừa thích hợp cho việc bảo quản sữa vì với mức nhiệt độ này sữa chưa có khả năng đóng đá và có khả năng làm hạn chế hoạt động của vi khuẩn nên thời gian bảo quản sữa sẽ từ một đến ba ngày – ngắn hơn bảo quản sữa bằng tủ đá.

Hướng dẫn bảo quản sữa bằng ngăn mát tủ lạnh

cách bảo quản sữa mẹ bằng tủ lạnh

Để thời gian bảo quản sữa mẹ đạt được mức tối đa là ba ngày thì những khâu trong quá trình dự trữ sữa phải được thực hiện đúng cách. Cụ thể:

  • Trước quá trình vắt sữa, các mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ lưu trữ sữa đảm bảo vệ sinh có thể là bằng túi đựng hoặc có thể bằng chai thủy tinh hoặc là nhựa nhưng không chứa thành phần BPA. Cần phải được khử trùng trước khi cho sữa vào bằng cách ngâm với nước nóng.
  • Tay vắt sữa, bầu ngực mẹ cũng phải đảm bảo vệ sinh trước khi tiến hành vắt sữa.
  • Tùy thuộc vào lượng uống của con nhỏ mà túi đựng có dung tích sữa hợp lý tránh việc lãng phí sữa mẹ.
  • Sau khi vắt sữa xong cần phải cho ngay vào trong ngăn mát tủ lạnh, tránh để ngoài nhiệt độ phòng quá lâu sẽ làm cho vi khuẩn trong môi trường xung quanh có cơ hội xâm nhập vào sữa,  không đảm bảo được tính vô trùng của sữa nữa.
  • Mỗi lần vắt sữa là mỗi lần cho vào những túi đựng khác nhau, tránh việc để sữa vừa vắt và sữa đang được bảo quản vào chung với nhau.
  • Cho dù sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa, thì sữa mẹ ban đầu đã phải đảm bảo được tính an toàn cho bé khi sử dụng. Các mẹ nên xem xét đến việc đi khám sức khỏe và tránh việc sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình cho con bú làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ.
  • Trước và sau mỗi lần hút sữa thì các mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ cho những cụ hút sữa cũng như dụng cụ đựng sữa cho lần sau sử dụng tiếp. Vệ sinh đúng chuẩn là khi người mẹ vệ sinh sạch các dụng cụ này bằng những cọ rửa hoặc dùng chổi chuyên dụng để làm sạch được hết ngay cả những kẻ nhỏ, sau đó để dụng cụ dưới dòng nước lạnh. Không nên làm khô các dụng cụ này bằng lò vi sóng mà nên để khô tự nhiên. Trước khi sử dụng thì nên tiệt trùng chúng bằng nước sôi như đã nói ở trên.
  • Điểm lưu ý lớn nhất trong việc bảo quản sữa mẹ bằng ngăn mát tủ lạnh đó là hãy ghi lại thời gian mỗi lần vắt sữa trên mỗi dụng cụ đựng sữa để người mẹ biết được thời gian sử dụng của mỗi túi sữa.

Cách sử dụng sữa bảo quản bằng ngăn lạnh

Vì sữa mẹ được bảo quản bằng ngăn mát tủ lạnh nên không thể cho bé sử dụng ngay vì nhiệt độ của sữa lúc này tương đối thấp, sẽ không hề tốt cho sức khỏe của trẻ khi sử dụng. Vì vậy trước khi sử dụng các mẹ nên làm theo hai cách dưới đây để làm ấm sữa cho bé

Cách sử dụng sữa mẹ sau khi bảo quản ở ngăn mát

  • Cách thứ nhất là có thể sữa đem ra ngoài tủ lạnh khoảng 30 phút cho đỡ lạnh sau đó ngâm với nước nóng ở nhiệt độ 40 °C cho đến khi đạt được một nhiệt độ sữa thích hợp rồi mới cho bé sử dụng.
  • Cách thứ hai là sau khi vừa đem ra khỏi tủ lạnh các mẹ có thể ngâm với nước bình thường khoảng năm phút, thực hiện hai lần. Sau đó thì ngâm tiếp với nước ấm khoảng năm phút và cũng thực hiện hai lần. Cuối cùng là ngâm với lại nước ấm nhiệt độ 40 ° C khoảng năm với hai lần nước. Như vậy với tổng thời gian là mười lăm phút thì các bé đã có thể sử dụng sữa được ngay mà không phải chờ đợi quá lâu, tuyệt đối không nên làm ấm sữa vừa mới lấy trong tủ lạnh ra bằng cách tăng nhiệt độ lên một cách đột ngột hoặc sử dụng nhiệt độ quá cao. Điều này sẽ làm cho sữa mất đi thành phần chất dinh dưỡng và kháng thể quan trọng có trong sữa mẹ. Ngoài ra khi sử dụng nhiệt độ quá cao sẽ làm cho sữa quá nóng bé lại phải chờ thêm một thời gian nữa thì mới có thể sử dụng. Điều này làm tốn thêm thời gian của mẹ và bé.

Nếu bé sử dụng sữa sau khi đã được hôm nóng nhưng không hết thì không nên cho bé sử dụng nữa mà hãy bỏ đi.

Sữa có mùi vị, màu sắc như thế nào sau khi bảo quản

Có nhiều trường hợp sữa mẹ sau khi lấy từ trong tủ lạnh ra thường có màu khác lạ hoặc là có tình trạng bị chia tách thành hai tầng lớp sữa hoặc có một mùi lạ. Vậy sữa có hiện tượng này có còn sử dụng được không?

Đầu tiên người mẹ cần phải nắm rõ sữa mẹ ban đầu có thể có màu nâu nhẹ, hơi xanh, hơi vàng hoặc là có thể có màu trắng. Vì vậy nếu thấy sữa có mùi lạ như mùi tanh, mùi xà phòng,…thì các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng vì đây là tác động của enzim trong quá trình bảo quản sữa bé, vẫn có thể sử dụng được. Sữa mẹ trong trường hợp bị chia tách làm hai tầng thì là do lớp chất béo có trong sữa tách ra các mẹ chỉ cần lắc đều trước khi cho bé sử dụng là được.

Sữa mẹ bảo quản bằng ngăn lạnh có giữ được hết chất dinh dưỡng

Trong quá trình bảo quản sữa đúng cách thì sữa mẹ có thể bị thay đổi mùi vị, màu sách nhưng vẫn giữ được nguyên chất sinh dưỡng ban đầu. Trừ trường hợp nếu làm nóng bằng lò vi sóng hoặc bằng một số phương pháp khác với nhiệt độ quá cao và làm nóng quá nhanh làm bẻ gãy các liên kết cấu trúc của các thành phần chất dinh dưỡng có trong sữa do tác động của nhiệt độ, làm biến đổi chất dinh dưỡng thì sữa sau khi được làm ấm bằng phương pháp này không còn đảm bảo được chất dinh dưỡng cho bé sử dụng nữa.

Sữa sau khi được làm ấm thì bảo quản được bao lâu

Sữa sau khi được làm ấm thì nên cho bé sử dụng ngay tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào trong sữa. Tuy nhiên đôi khi gặp phải trường hợp sau khi làm ấm sữa, bé không muốn sử dụng sữa hay mẹ và bé đang bận rộn về một vấn đề gì đó,… thì sữa mẹ vẫn có thể giữ lại trong vòng hai tiếng. Ngoài thời gian này thì sửa không nên được sử dụng nữa vì không còn đảm bảo được tính vô trùng của sữa.

Các mẹ cũng có thể bỏ sữa vào lại ngăn mát của tủ lạnh, thời gian sử dụng có thể kéo dài đến bốn tiếng.

Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Trong quá trình bảo quản sữa nếu người mẹ không đáp ứng được các yêu cầu về kĩ thuật hay dụng cụ phục vụ nhu cầu lấy sữa, nhiệt độ không phù hợp thì sữa mẹ vẫn có thể bị hỏng và sau đây là một số dấu hiệu nhận biết sữa mẹ bị hỏng:

  • Nếu sữa mẹ có mùi chua hay có vị bị lên men hoặc có hiện tượng sữa bị vón cục,… thì người mẹ không nên cho bé sử dụng nữa vì sữa đã có thể bị hư. Bé có thể bị tiêu chảy nếu sử dụng chúng.
  • Nếu sữa bị tách thành 2 lớp nhưng sau khi lắc đều mà vẫn bị tách ra thì sữa cũng đã bị hư.

Sữa bị hỏng nhưng mẹ không biết bé đã sử dụng, khi nhìn thấy phân của bé có chất nhầy, có màu không đúng khác với mọi khi hay phân bị lỏng kèm theo một số triệu chứng khác như nóng, sốt thì các mẹ nên đưa bé đến ngay với các trung tâm y tế để được khám chữa bệnh kịp thời.

Ưu và nhược điểm của phương pháp này

Ưu nhược điểm của phương pháp bảo quản sữa mẹ ở ngăn mát tủ lạnh

Với mỗi phương pháp bảo quản sữa sẽ đem lại những từ những ưu, nhược điểm khác nhau. Nếu bảo quản bằng ngăn đá thì thời gian sử dụng được lâu hơn nhưng nhược điểm của nó là thời gian rã đông quá lâu thì bảo quản bằng ngăn mát cũng đem lại những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể:

  • Về ưu điểm thì bảo quản bằng ngăn mát sẽ giúp các mẹ tiết kiệm được thời gian làm ấm, các mẹ có thể linh hoạt thời gian cho con sử dụng, yêu cầu kỹ thuật của phương pháp bảo quản này thấp hơn so với bảo quản bằng ngăn đá.
  • Về nhược điểm thời gian bảo quản sẽ ngắn hơn so với các phương pháp bảo quản sữa mẹ khác, sữa cũng nhanh bị hỏng hơn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản dành cho các mẹ đang và đã có ý định bảo quản sữa mẹ bằng ngăn mát tủ lạnh. Nếu người đọc cần thêm thông tin hay đang có thắc mắc thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi trong thời gian ngắn nhất.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *