Trẻ sơ sinh bị sặc sữa nguyên nhân & cách khắc phục hiệu quả

Sặc sữa là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm đối với trẻ em vì trẻ chưa có khả năng tự bảo vệ bản thân nên khi gặp trường hợp này sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu như người mẹ không biết xử lý một cách kịp thời thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Đây là một hiện tượng vô cùng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh hay xử lý hiệu quả. Vì vậy bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức cơ bản về hiện tượng sặc sữa này.

Sặc sữa có nguy hiểm gì

Sặc sữa tuy là một hiện tượng không còn quá xa lạ đối với mỗi gia đình đang có trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều người không nắm bắt được rõ sặc sữa cũng là một trong những nguyên nhân nguy hiểm đến tính mạng. Vì khi bị sặc sữa, sữa sẽ tràn vào khí quản, phế quản, phổi thậm chí là chui vào các nan làm cản trở đường hô hấp cũng như trao đổi khí. Cơ thể của bé sẽ dần trở nên suy yếu do thiếu oxy.

Sặc sữa có nguy hiểm gì

Tại sao bú mẹ bé hay bị sặc

  • Khi cho bé sử dụng sữa mẹ thường được cho sử dụng các bình bú hay bú trực tiếp mà có lỗ dẫn sữa to hơn mức bình thường làm cho lượng sữa chảy vào trong miệng bé nhanh nhiều khiến cho bé không kịp nuốt dẫn đến bị sặc sữa.
  • Trong quá trình cho bú, bé ngồi không đúng tư thế, bé có những hành động phản kháng lại việc mẹ cho sữa. Ví dụ như khóc, ho,…Bé không quan tâm đến việc mình đang bú sữa nên rất dễ bị sặc.
  • Trong nhiều trường hợp các mẹ còn cho con bú khi con còn đang ngủ, cơ thể của bé lúc này đang hoàn toàn được thả lỏng không kiểm soát được hành vi của bản thân, việc bú sữa của bé lúc này là do phản xạ tự nhiên của cơ thể nhưng không được não chi phối. Vì vậy bé cũng rất dễ bị sặc

Tại sao bé hay bị sặc sữa

  • Cũng thường gặp là việc bé đang quá đói bụng nên thường uống nhanh, bé không kiểm soát được lượng sữa vào trong cơ thể nên cũng dẫn đến hiện tượng bị sặc.
  • Những em bé lớn hơn thì thường xuất phát từ nguyên nhân là trong quá trình bú, bé thường xuyên chú ý đến những cảnh vật, hiện tượng xung quanh khiến bé bị sao nhãng, không tập trung vào việc bú sữa của mình.
  • Một số trường hợp khác là các mẹ thường cho bé bú sữa quá nhiều dẫn đến việc trớ sữa, một số ba mẹ lại có hành vi bóp mũi bé do bé không nghe lời, để đổ sữa vào miệng. Đây là những hành vi vô cùng nguy hiểm các mẹ không nên thực hiện. Không những có thể khiến bé bị sặc sữa mà còn gây cho bé cảm giác sợ sữa. Những lần cho sữa bé sẽ sinh ra phản ứng chống cự lại việc bú sữa. Từ đó việc cho con bú hết sức khó khăn.

Biểu hiện khi trẻ bị sặc sữa

Trong quá trình cho bé bú sữa mẹ cần chú ý đến các biểu hiện sau để tránh việc bé bị sặc sữa mà không phát hiện ra ảnh hưởng đến tính mạng của bé. Khi trẻ đang bú, đang nằm bỗng ho sặc sụa, không ngừng khóc, mặt mũi bị tím tái, sau đó là ngất lịm đi, sửa có thể bị trào ra khỏi miệng hoặc mũi,…

Sặc sữa lên mũi, bé sẽ như thế nào

Đầu tiên cần phải hiểu nguyên nhân của trẻ bị sặc sữa lên mũi. Mũi là một bộ phận thông với cổ họng nên việc sửa bị đẩy lên mũi là chuyện hết sức bình thường và thường gặp ở trẻ nhỏ. Khả năng kiểm soát đóng mở của các lỗ Van giữa mũi và cổ họng của bé còn khá kém nên khi có một lượng sữa vào cổ họng quá lớn hay lượng thức ăn vào quá nhiều sẽ dẫn đến bị trào lên mũi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị sặc sữa.

Sặc sữa lên mũi bé sẽ như thế nào

Sữa bị sặc trên mũi sẽ ít nguy hiểm hơn các trường hợp khác nhưng nếu bị sặc sữa quá nhiều, quá lâu thì trẻ vẫn có thể bị khó thở, nhiều bé dễ bị dị ứng thì sữa khi bị trào lên mũi sẽ gây kích ứng mũi làm đau mũi hay bị nổi mẩn đỏ. Tình trạng sữa bị sốc lên mũi quá nhiều thì lượng chất dinh dưỡng có trong sữa vào trong cơ thể sẽ bị thiếu đi khiến cơ thể bé chậm phát triển, lâu dần còn có thể khiến bé trở nên sợ hãi khi uống sữa.

Sặc sữa vào phổi, bé sẽ như thế nào

Sặc sữa vào phổi là hiện tượng sữa bị tràn vào phổi do khi trẻ uống sữa vào đường thở khiến sữa tràn vào khí quản và phế quản hoặc  vào các phế nan khiến cho đường hô hấp bị tắc, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí từ đó cơ thể bé sẽ bắt đầu thiếu dần oxy, mặt bắt đầu tím tái và lâu thì có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân chủ yếu của việc sữa bị tràn vào phổi là do khi cho bé uống không đúng tư thế, không phù hợp thời điểm ví dụ như trẻ đang khóc hay đang ho hay đang có sự phản kháng mạnh. Lúc này cơ thể bé đang không thích nghi với việc uống sữa nên khi bị ép uống sữa bé không tình nguyện uống vào.

Biểu hiện sặc sữa vào phổi cũng tương tự như sữa sặc lên mũi.

Cách khắc phục khi trẻ bị sặc

Cách khắc phục trẻ bị sặc sữa

Khi gặp phải tình trạng này thì các mẹ nên:

  • Vỗ vào lưng của bé, nhanh chóng đặt đầu của bé thấp hơn so với phần dưới của cơ thể với tư thế nằm sấp, đỡ đầu của bé, vỗ liên tiếp vào vùng giữa hai bả vai của bé theo hướng ra trước và xuống dưới thực hiện liên tiếp năm lần với lực mạnh vừa phải. Sau khi vỗ xong thì nhẹ nhàng đặt bé trở lại, xem bé đã thở được chưa, mặt còn hiện tượng tím lịm hay không. Nếu bé Chưa được hồi phục thì tiếp tục bước tiếp theo là ấn ngực.
  • Ấn ngực: Giữ nguyên trẻ ở tư thế nằm ngửa, dùng hai đến ba ngón tay ấn   xuống một phần ba dưới xương ức vị trí này ở khoảng một ngón tay ngay dưới đường nối hai núm vú theo hướng vuông góc.  Mỗi một giây hãy ấn một lần, ấn một cách dứt khoát và thực hiện năm lần liên tiếp. Tiếp tục quan sát vào mặt bé nếu thấy bé tình trạng vẫn chưa được cải thiện thì tiếp tục ấn ngực, thực hiện 6 đến 10 lần.
  • Bên cạnh hai bước nêu trên các mẹ có thể thông lỗ thở cho bé bằng cách hút mũi, hút miệng. Trong quá trình thực hiện việc vỗ lưng hay ấn ngực cần làm thông thoáng đường thở cho bé bằng dùng dụng cụ hút để hút mũi miệng cho bé, hút miệng trước sau đó hút mũi. Nếu không có các dụng cụ để hút thì có thể dùng chính miệng mình để thực hiện cho đến khi bé được khôi phục lại tình trạng bình thường. Nhưng vẫn phải cho bé đến trung tâm y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi.

Cách phòng ngừa trẻ bị sặc

Cách phòng ngừa trẻ bị sặc sữa

Để tránh những hậu quả không vui có thể xảy ra, các mẹ nên đề phòng trường hợp bé bị sặc sữa bằng cách

Khi gặp phải trường hợp mà bé đang phản ứng quá mạnh đối với việc bú sữa, uống sữa thì không nên cho bé dùng sữa, hãy khiến cho tâm trạng của bé trở nên tốt hơn bằng cách chơi đùa,… Cho cơ thể của bé vận động được nhiều hơn để cơ thể sản sinh ra sự thèm uống sữa ở bé.

  • Trong trường hợp bé uống quá nhiều sữa thì mẹ nên kẹp chặt đầu ti để lượng sữa vào miệng bé ít đi, nên chọn các núm vú sữa bằng cao su có lỗ phù hợp không nên quá nhỏ hoặc quá lớn. Trong quá trình cho bé bú sữa các mẹ cần phải luôn ở bên cạnh bé.
  • Tư thế của bé khi bú cũng vô cùng quan trọng, hãy đặt bé vào loại ghế, cao đầu tránh việc nằm thẳng đầu hay đầu thấp, trẻ sẽ dễ bị ngạt mũi.
  • Trước khi cho bé bú sữa cần phải lấy hết đờm có trong mũi và miệng.
  • Khi cho bú bằng bình bú, trút cao để tránh khí trong bình.
  • Nếu bé bị tình trạng hô hấp không tốt thì phải cho bé bú từ từ. Trường hợp này cần phải hỏi kỹ bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
  • Sau khi cho bú phải cho bé đứng dậy tối thiểu mười lăm phút và vỗ nhẹ nhàng vào lưng của bé. Để sữa được lưu thông xuống dạ dày một cách thuận lợi.
  • Các bé có những bệnh lý như bệnh tim hay viêm phổi cũng cần phải hỏi kỹ bác sĩ về việc cho bé bú đúng cách.
  • Không nên cho bé vừa bú, vừa ngủ hãy để bé thức dậy rồi hãy cho sử dụng sữa sau.
  • Không nên ép buộc bé bú sữa khi bé đang có phản ứng mạnh.
  • Khi cho bé bú cần cho bé ở một nhiệt độ phòng thích hợp không nên quá nóng hoặc quá lạnh làm cho bé khó thở.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hiện tượng sặc sữa ở trẻ –  đây là một hiện tượng diễn ra khá phổ biến nhưng lại khá nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được xử lý đúng cách. Chính vì vậy mỗi người mẹ cần nắm rõ những thông tin cơ bản nêu trên để cho bé sử dụng sữa một cách an toàn nhất. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi,  bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ phản hồi lại trong thời gian ngắn nhất.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *