Sữa mẹ để bên ngoài được bao lâu? Xử lý sữa mẹ bú không hết

Sữa của mẹ nên để bên ngoài được bao lâu là an toàn và vẫn còn sử dụng được. Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm vì đối tượng dùng sữa mẹ là những trẻ nhỏ, cơ chế bảo vệ cơ thể vẫn còn yếu, sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Vì vậy nếu sử dụng sữa mẹ để bên ngoài quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuyệt nhiên điều này không phải ai cũng biết về thời gian bảo quản sữa mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi phía trên.

Cơ chế sản xuất sữa mẹ

Đầu tiên cần hiểu về cơ chế sản xuất sữa mẹ để từ đó các mẹ có thể xác định được thời gian bảo quản sữa của mình.

Trong thời kỳ mang thai sữa của mẹ chỉ bắt đầu xuất hiện vào hai quý cuối cùng. Đây là thời gian hình thành sữa non là một nguồn sữa có chất dinh dưỡng cao gấp năm lần so với các loại sữa khác của mẹ. Loại sữa này chỉ tồn tại từ 2 đến 3 ngày đầu cho nên để tiếp tục có đủ lượng sữa để cung cấp cho con, cơ thể mẹ bắt đầu sản sinh ra sữa được gọi là sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành.

Cơ chế sản xuất sữa mẹ

Bầu ngực của mẹ bao gồm 3 loại mô là mô tuyến, mô mỡ và mô liên kết. Ngực của mẹ sẽ lớn hơn bình thường trong quá trình cho con bú vì phần mô tuyến lúc này sẽ chứa từ 15 đến 20 thùy sếp lên nhau mà mỗi thùy lại gồm 38 đến 80 tiểu thùy. Là nơi chứa các nang sữa, sữa từ các tiểu thùy này sẽ đổ về ở mỗi thùy rồi tập trung dưới cùng mỗi bên quầng vú. Mỗi bên ống vú có từ 5 đến 10 ống dẫn sữa cùng kết hợp với tác động của bốn loại hoocmon chính đó là Estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin.

Để điều chỉnh hàm lượng sản xuất sữa của mỗi bên ngực hai thành phần estrogen và progesterone giúp cho bầu vú được phát triển hơn khi nó được giải phóng bởi rau thai, Estrogen sẽ làm tăng số lượng ống dẫn sữa còn progesterone giúp phát triển các nang sữa. Hai thành phần này có hàm lượng cao sẽ ức chế sản xuất sữa khi thai nhi còn đang trong bụng mẹ cho nên sau khi bé chào đời thì rau thai sẽ bị bong ra làm cho hàm lượng của hai chất này giảm xuống. Sữa đồng thời sẽ được tạo ra càng ngày càng nhiều hơn. Từ đó hoocmon prolactin bắt đầu tham gia vào quá trình sản xuất sữa, mỗi khi bé bú thì lượng hoocmon này sẽ tiết ra nhiều hơn do đó để tránh việc sữa mẹ bị tắt các mẹ nên thường xuyên cho bé bú. Còn oxytocin giúp giải phóng sữa ra khỏi bầu ngực. Chất này sẽ được tiết ra trong quá trình bé ngậm, mút vú của mẹ bởi khi được tác động bởi một lực hút thì chất này sẽ giúp cho sữa theo các ống dẫn sữa ra ngoài và vào miệng trong bé.

Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao nhiêu lâu

Từ cơ chế sản xuất sữa nêu trên các mẹ sẽ nắm rõ được ngực của mình làm thế nào để tiết được nhiều sữa hơn từ đó với lượng sữa dư thừa này thì nên bảo quản như thế nào và thời gian bảo quản là bao lâu.

Ai cũng biết rằng sữa mẹ là một nguồn chất dinh dưỡng vô cùng lớn và không thể thiếu khi trẻ em sinh ra vì nó giúp bảo vệ cơ thể bé cũng như giúp bé phát triển. Trong sữa mẹ có chứa hàm lượng đường khá cao tuy nhiên đây là nguồn đường tốt. Đường sẽ dễ bị lên men và nhanh chóng bị biến đổi chất khi gặp nhiệt độ bên ngoài môi trường. Sữa mẹ sau khi vắt ra có nhiệt độ là 37 °C sau đó sẽ dung hòa với nhiệt độ trong phòng. Trong quá trình này thì vi khuẩn có trong môi trường dễ dàng xâm nhập vào sữa, phát triển sinh sôi mạnh. Đây là ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn tồn tại. Nếu bé sử dụng phải sữa đã để quá lâu thì rất có nguy cơ sau khi sữa vào trong cơ thể bé bị tiêu chảy hoặc hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn.

Sữa mẹ vắt ra ngoài để được bao lâu

Theo khuyến cáo của bộ y tế thì sữa mẹ sau khi vắt ra có thời gian bảo quản như sau:

  • Sữa của mẹ sẽ giữ được từ 6 tiếng đến 8 tiếng nếu nhiệt độ của sữa mẹ là từ 25 độ C đến 30 độ C.
  • Đối với sữa mẹ được vắt và bảo quản bằng ngăn lạnh của tủ lạnh thì thời gian bảo quản có thể từ ba đến năm ngày. Vì nhiệt độ của tủ lạnh là thường rơi vào từ 4° C đến 5 ° C.
  • Thời gian bảo quản sẽ lâu hơn, từ ba tháng đổ lại nếu nhiệt độ bảo quản tương đương với ngăn đá của tủ lạnh.
  • Và thời gian tối đa nhất của việc bảo quản sữa mẹ có thể kéo dài đến tận sáu tháng nếu nhiệt độ dưới – 18 ° C.

Sữa mẹ, bé bú không hết nên xử lý như thế nào

Trong trường hợp bé sử dụng sữa được hâm lại sau quá trình bảo quản với nhiệt độ thấp thì trong vòng bốn tiếng sau khi hâm lại phải cho bé sử dụng ngay không nên để quá lâu tránh việc vi khuẩn có trong môi trường xâm nhập vào trong sữa, sữa sẽ không còn vô trùng nữa. Nếu bé sử dụng nhưng không hết sữa đã được hâm nóng thì nên bỏ phần sữa này đi, không nên sử dụng lại, cũng không nên bỏ lại vào trong tủ lạnh để lần sau sử dụng nữa vì trong quá trình bú sữa lượng enzym có trong tuyến nước bọt của bé đã xâm nhập vào sữa.

Sữa mẹ bú không hết xử lý thế nào?

Trong trường hợp sữa đã được hâm nóng lại nhưng bé chưa sử dụng. Các mẹ có thể bỏ sữa lại vào trong ngăn mát, thời gian bảo quản có thể kéo dài đến sáu tiếng tuy nhiên cần phải làm ấm lại trước khi cho bé sử dụng. Nếu bé vẫn tiếp tục không sử dụng thì hãy loại bỏ sữa này không nên để lại nữa.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thời gian bảo quản sữa mẹ khi ở môi trường ngoài các mẹ cần nắm rõ thời gian khi vắt sữa để xác định được khoảng thời gian sữa vẫn an toàn để cho bé sử dụng. Bạn đọc có thể để lại câu hỏi hoặc thắc mắc ở dưới bài viết. Chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi lại trong thời gian ngắn nhất.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *