Cách làm ấm sữa mẹ an toàn và hiệu quả nhất mẹ cần biết

Sữa mẹ là một nguồn chất sinh dưỡng vô cùng lớn và hoàn toàn tốt cho bé khi bé vừa chào đời. Tuy nhiên với bộn bề của cuộc sống mà các mẹ không thể thường xuyên cho bé uống sữa trực tiếp được vì vậy sữa mẹ được bảo quản lạnh và hâm nóng lại trước khi cho bé sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp hướng dẫn cho các mẹ về cách hâm sữa cũng như những điểm lưu ý trong quá trình hâm sữa.

Hâm sữa mẹ đúng cách

Nếu sữa mẹ được bảo quản bằng ngăn lạnh của tủ lạnh thì sữa mẹ sau khi được lấy ra ngâm vào trong một chậu nước ấm có nhiệt độ là 40 °C chờ cho đến khi sữa mẹ đạt được nhiệt độ thích hợp thì mới cho bé sử dụng. Hãy kiểm tra nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ vài giọt lên mu bàn tay để tránh cho bé sử dụng sữa quá nóng hoặc chưa đủ độ ấm. Lưu ý cần kiểm tra là trong quá trình ngâm các túi sữa ngâm trong nước ấm thì có bị rò rỉ làm nước đi vào hay không.

Hâm sữa mẹ đúng cách

Nếu sữa mẹ được bảo quản bằng ngăn đá của tủ lạnh thì trước một ngày cho bé sử dụng hãy chuyển sữa từ trên ngăn đá xuống ngăn lạnh để rã đông một cách từ từ. Sau đó lặp lại bước làm ấm sữa như đối với sữa được bảo quản ở ngăn lạnh nêu ở trên. Đối với trường hợp khi mẹ quên bỏ các túi sữa từ trên ngăn đá vào ngăn lạnh trước đó thì có thể rã đông bằng cách đưa các túi sữa dưới các vòi nước mát để sữa được rã đông một cách từ từ chờ cho đến khi sữa không còn đông đá nữa thì bắt đầu tăng dần nhiệt độ của nước lên để làm ấm sữa.

Các mẹ nên hâm sữa khoảng chừng từ 10 phút đến 15 phút là có thể cho bé sử dụng được. Tránh việc hâm quá lâu sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công sữa hoặc hâm quá ngắn sữa chưa kịp ấm. Sửa ấm sẽ có tác dụng làm xoa dịu dạ dày cho bé khiến cho bé dễ chịu hơn sau mỗi lần uống sữa

Nên cho bé uống sữa ở nhiệt độ 37 °C. Trong trường hợp sữa bị chia tách làm hai lớp các mẹ nên lắc đều trước khi cho bé sử dụng vì hàm lượng chất béo có trong sữa đã bị tách ra trong quá trình bảo quản.

Những lưu ý khi hâm sữa mẹ và cho bé sử dụng

Tuyệt đối không cho bé sử dụng sữa hâm nóng bằng lò vi sóng hay là bằng bếp ga vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa có thể đã bị biến đổi hoặc bị giảm đi đáng kể vì khi nhiệt độ quá cao hay làm nóng quá nhanh, các kháng thể có trong sữa mẹ cũng như hàm lượng vitamin cũng sẽ biến mất, hoặc bị hao hụt trong quá trình làm nóng.

Những lưu ý khi hâm sữa mẹ

Nếu như sữa của mẹ bị chia tách làm hai tầng lớp nhưng sau khi lắc đều hỗn hợp không hòa là một được thì tuyệt đối không cho bé sử dụng nữa vì sữa đã có thể bị hư.

Vì vi khuẩn có thể tồn tại và phát triển ở nhiệt độ từ 20 đến 40 °C đây là khoảng nhiệt độ phù hợp và vi khuẩn phát triển một cách nhanh nhất vì vậy trong quá trình chuyển giao giữa nhiệt độ nóng và lạnh là môi trường cực kỳ thích hợp cho vi khuẩn hoạt động vậy nên sữa không nên hâm lại nhiều lần một phần là vì vi khuẩn xâm nhập vô sữa, phần khác là Sữa sẽ bị mất đi một lượng chất dinh dưỡng khá nhiều sau mỗi lần làm ấm.

Các mẹ có thể sử dụng máy hâm sữa để giúp bảo toàn chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ được tốt hơn so với các phương pháp làm ấm thông thường. Mỗi một loại máy hâm sữa thì có những đặc điểm khác nhau và cách sử dụng là khác nhau vì vậy cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng. Có một số loại máy hâm sữa bằng cách sử dụng nước trực tiếp và một số máy khác lại dùng hơi nước.

Chỉ nên cho bé sử dụng sữa đã hâm nóng trong vòng hai tiếng đồng hồ để tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào trong sữa, sữa sẽ không còn vô trùng nữa. Đối với phần sữa bé sử dụng còn dư thì nên bỏ đi, không nên để lại sử dụng nữa.

Một số trường hợp sau khi vắt sữa và bảo quản trong thời gian dài, sữa đã bị hỏng nhưng có thể các mẹ lại không phát hiện ra vì vậy một số hiện tượng dưới đây sẽ giúp các mẹ nhận biết để tránh cho bé sử dụng phải sữa đã bị hư ảnh hưởng đến cơ thể bé

Một số hiện tượng sữa mẹ đã hỏng

  • Mùi sữa: Bình thường thì sữa mẹ có mùi đậm, rất thơm nếu phát hiện thấy mùi hôi, mùi lạ thì chất lượng của sữa không còn đảm bảo nữa.
  • Vị lạ các mẹ có thể nếm sữa trước khi cho bé sử dụng bằng cách nhỏ vài giọt lên tay. Khi người mẹ cảm nhận được vị sữa khác với bình thường thì không nên cho bé tiếp tục sử dụng.
  • Dựa vào biểu hiện của bé khi cho bé bú nếu phát hiện bé phản kháng lại với việc uống sữa ngay khi vừa chạm vào thì rất có thể sữa cũng đã bị hư. Vì bé khá nhạy cảm với sữa của mẹ.
  • Để tránh cho sữa bị hư các mẹ cần lưu ý trong quá trình bảo quản như sau:
  • Tuyệt đối chỉ dùng túi, chai nhựa, bình thủy tinh đã được khử trùng. Chất lượng của các dụng cụ này phải được đảm bảo.
  • Sữa sau khi vắt cần để ngay vào trong tủ lạnh tránh để quá lâu trong môi trường nhiệt độ của phòng.

Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết cho các mẹ khi cho con dùng sữa bảo quản đông lạnh và cách làm ấm sữa. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi, bạn đọc hãy để lại dưới bài viết. Chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *