Màu sữa mẹ như thế nào là tốt? Sữa mẹ có vị gì?

Màu sữa mẹ sẽ vô cùng quan trọng khi người mẹ ý thức được rằng sữa của mình cũng có thể nguy hại đối với con cái. Màu sữa của mẹ bị ảnh hưởng từ chính sức khỏe của mình. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu được màu sắc của sữa mẹ như thế nào sẽ tốt cho con, tránh những sai lầm đáng tiếc.

Sữa mẹ có màu gì thì tốt?

Những đứa trẻ sinh ra đã được tận hưởng nguồn sữa mẹ như một đặc ân của trời ban, sữa mẹ có một nguồn dinh dưỡng vô cùng lớn kèm theo đó là sự an toàn khi dùng sữa mẹ tự nhiên. Khoa học đã chứng minh rằng màu sữa của mẹ sẽ phụ thuộc theo từng thời kỳ trong khi sinh và sau khi sinh. Sữa mẹ thường có màu vàng hoặc màu trắng – đây là hai màu sắc sữa mà các mẹ đều tin chắc rằng là tốt. Đúng là vậy đây là hai màu sắc tiêu biểu cho sữa mẹ đồng thời cũng đảm bảo sữa mẹ an toàn khi ở hai ngưỡng màu sắc này.

Sữa mẹ có màu gì thì tốt

Trước hết cần tìm hiểu các giai đoạn màu sữa mẹ, từ đó phân tích ra màu sắc của từng giai đoạn.

  • Giai đoạn đầu người mẹ sản sinh ra sữa non, sữa non thường có màu vàng nhạt hoặc màu cam và có tính đặc dính. Đó là loại sữa cực kỳ tốt có hàm lượng chất dinh dưỡng cao gấp năm lần so với các loại sữa thông thường. Khi con vừa sinh ra đây là loại dinh dưỡng thiết yếu để giúp hỗ trợ cho cơ thể còn non nớt của trẻ sơ sinh loại. Sữa này xuất hiện trong một thời gian ngắn khi chỉ xuất hiện vào cuối giai đoạn thai kỳ và vài ngày đầu tiên sau khi sinh. Vì vậy người mẹ cần tận dụng được khoảng thời gian này để cho con có đủ nguồn sữa tốt nhất này.
  • Giai đoạn tiếp theo người mẹ sẽ sản sinh ra loại sữa còn được gọi là sữa chuyển tiếp. Lúc này sữa mẹ sẽ càng ngày càng nhiều hơn để cung cấp đầy đủ cho con hơn. Màu sữa trong giai đoạn này sẽ không còn màu vàng nữa mà sẽ chuyển sang màu trắng.
  • Giai đoạn cuối cùng được gọi là sữa trưởng thành: sau khoảng hai tuần sản sinh ra sữa chuyển tiếp người mẹ sẽ chuyển sang sữa trưởng thành. Màu sắc của sữa lúc này có thể bị thay đổi theo từng khoảng thời gian. Đầu tiên sữa đầu là lượng sữa chảy ra trong mỗi lần cho bé bú. Loại sữa này có dạng lỏng và chất béo sẽ ít hơn nên màu sắc sữa lúc này là trắng trong nhưng đôi khi lại có màu xanh nhạt hoặc là xanh non. Khi người mẹ thấy màu sắc sữa như thế này thì hoàn toàn yên tâm vì đây vẫn là màu sắc sữa an toàn cho trẻ. Giai đoạn tiếp theo là sữa cuối, lúc này hàm lượng chất béo lại tăng lên khiến cho màu sắc sữa của mẹ lại chuyển từ màu trắng trong xanh màu vàng đục. Ngoài ra còn có màu sắc sữa là màu nâu hoặc rỉ sét do có lẫn máu. Nguyên nhân do núm vú của người mẹ bị nứt nhưng hoàn toàn yên tâm màu sắc này vẫn không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Sữa mẹ có vị gì?

Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng từng đặt câu hỏi sữa của mẹ có vị gì. Nhìn chung thì sữa mẹ thường có vị nhạt, không mặn cũng như không ngọt như các sữa bán trên thị trường. Vì sữa mẹ được chia theo từng giai đoạn khác nhau nên cũng sẽ có những mùi vị khác nhau. Sữa Non lại có tính đậm và có mùi thơm đặc trưng. Những giai đoạn sau này thì sữa bắt đầu lỏng hơn, mùi vị cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Thành phần dinh dưỡng có trong sữa sẽ thay đổi liên tục.

Sữa mẹ có vị gì

Ngoài ra còn tùy cơ địa của mỗi người mẹ mà sữa mẹ lại có vị khác nhau. Mỗi người mẹ có sẽ có chế độ ăn uống và có thời gian nghỉ ngơi khác nhau, tình trạng sức khỏe của mỗi người là không giống nhau. Từ đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú.

Nguyên nhân dẫn đến màu, mùi sữa mẹ

Như đã được đề cập ở trên, thì sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi chế độ sinh hoạt cũng cũng như chế độ ăn uống. Ngoài việc thành phần chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ thay đổi thời từng thời kì thì thực phẩm bổ sung hằng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ.

Ví dụ như những người mẹ thường xuyên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn thì hàm lượng natri có trong các loại thực phẩm này rất cao, sau khi người mẹ ăn vào sẽ khiến cho sữa có vị mặn hơn hoặc người mẹ sử dụng các gia vị như tiêu, ớt, tỏi, muối,… thì sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng bởi mùi của những gia vị này.

Nguyên nhân dẫn đến mùi và màu của sữa mẹ

Các thực phẩm như chuối, ngũ cốc và các loại trái cây, rau củ,… Người mẹ nên cung cấp những loại thực phẩm này bởi vì không chỉ giúp cho sữa không có mùi gì lạ mà còn giúp cho sữa được thơm ngon hơn, nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Ngoài việc cơ thể mẹ hấp thu từ bên ngoài vào thì chính cơ địa của mỗi người mẹ lại cho ra những mùi vị sữa khác nhau. Cụ thể, người mẹ có enzyme tiêu hóa lipase tiết ra càng nhiều thì sữa lại có mùi vị như xà phòng hoặc là có nhiều lactose, nếu nồng độ của chất này có trong cơ thể càng cao thì sữa càng có vị ngọt vì đây là một thành phần của đường carbohydrate.

Những màu sữa khác mà các mẹ có thể gặp phải

Ngoài việc sữa mẹ có màu vàng. màu trắng hay xanh non, màu nâu, màu rỉ sét được nhắc đến ở trên thì sữa Mẹ còn có các màu sắc khác như màu hồng, màu cam, màu đỏ, màu đen, màu ngã lục xám hay sữa bị vón cục, sữa bị phân cách làm hai màu,…Những màu sắc khác biệt đó có an toàn cho trẻ hay không. Hãy cùng đọc tiếp bài viết dưới đây

  • Nếu thấy sữa mẹ có màu hồng cam hay đỏ: là do cơ thể mẹ hấp thụ quá nhiều chất từ củ dền, cà rốt, nước trái cây, nước ngọt,… mặc dù sữa mẹ không thể bị coi là không tốt. Tuy nhiên nếu hấp thụ quá nhiều những chất này trong một khoảng thời gian lại là phản khoa học. Khi thấy hiện tượng này người mẹ cần hạn chế ăn các loại thực phẩm nêu trên.
  • Khi sữa của mẹ bị phân tách làm hai màu. Hiện tượng này dễ nhận thấy khi người mẹ vắt sữa để vào các chai, túi, lọ và tích trữ trong tủ lạnh. Nếu thấy trường hợp này người mẹ không cần phải lo lắng vì đây không phải là hiện tượng sữa bị hỏng, người mẹ nên lắc đều sau khi sữa đã được rã đông rồi tiếp tục cho bé sử dụng như bình thường.
  • Trường hợp sữa mẹ có màu đen là do có kháng sinh minocin. Trong quá trình cho con bú các bác sĩ đều khuyên rằng không nên sử dụng chất kháng sinh vì sẽ ảnh hưởng đến sữa cho con bú. Vì vậy khi thấy sữa mẹ có màu đen các mẹ không nên cho con bú trong khoản thời gian này. Điều này cũng tương tự như màu ngả sang lục xám.
  • Đối với hiện tượng sữa bị vón cục trong một khoảng thời gian ngắn sau khi vắt thì nhiều khả năng người mẹ đã bị viêm tuyến vú hãy ngưng cho con sử dụng sữa và đến gặp bác sĩ để điều trị.

Cách cải thiện sữa mẹ

Khi thấy màu sữa mẹ đã tốt thì người mẹ vẫn nên cân nhắc và quan tâm đến sức khỏe của mình vì màu sữa là không ổn định.

Cách cải thiện sữa mẹ

  • Mỗi người mẹ cần phải xây dựng một chế độ ăn hợp lý, cân bằng được các chất dinh dưỡng và đa dạng các loại thực phẩm. Sau khi sinh bạn nên ưu tiên những loại thực phẩm giàu sắt, canxi và những sản phẩm giúp bổ máu, mát sữa như cà rốt, củ dền,… Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra bạn Cần tránh những loại thực phẩm cay nóng, có mùi nặng, tránh ăn quá mặn.
  • Những người mẹ bị thiếu sữa thì nên ăn những loại thực phẩm như chè vằng, mè đen, đậu đỏ, rau lang vì những thực phẩm này giúp mẹ sẽ tiết sữa nhiều hơn
  • Người mẹ cần duy trì một tinh thần thoải mái nhẹ nhàng giúp sữa ra được ổn định hơn cũng như cơ thể mẹ được khỏe mạnh hơn tránh việc trong thời gian cho con bú người mẹ bị bệnh cần phải sử dụng đến các thuốc kháng sinh. Điều này không hề tốt đối với sữa cho con bú.
  • Người mẹ cần phải thường xuyên đi khám sức khỏe cho chính bản thân mình cũng như con nhỏ để phát hiện ra những vấn đề không tốt cho cơ thể.
  • Hãy học cách lấy sữa đúng cách cho con uống đúng cách. Tham khảo bác sĩ về những điều này.
  • Sữa mẹ cũng cần được bảo quản cẩn thận sau khi vắt trữ đông lạnh.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích dành cho mẹ và bé. Nếu bạn đọc còn thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *