Làm gì khi trẻ bị sặc sữa? Cách phòng tránh hiệu quả nhất

Sặc sữa là một trong những hiện tượng phổ biến và khá thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Việc sặc sữa nếu không biết cách xử lý sẽ gây nguy hiểm tới hệ hô hấp của trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu làm gì khi trẻ bị sặc sữa thông qua bài viết này.

Dấu hiệu để nhận biết trẻ sơ sinh bị sặc sữa

Sặc sữa là hiện tượng sữa bị trào ngược và đường thở, khiến cho các bé sơ sinh gặp phải hiện tượng khó thở. Sặc sữa ở đường thở có thể gây tím tái và ngừng thở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân của hiện tượng sặc sữa có thể là do cha mẹ hoặc người giữ trẻ để trẻ bú sữa không đúng tư thế hoặc cho bú khi trẻ đang khóc, đang ho hoặc do cha mẹ cho bú quá nhiều hay do núm sữa cao su có lỗ thông khí quá lớn khiến cho sữa bị chảy ra nhiều, chảy quá mạnh làm cho trẻ nuốt không kịp.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sặc sữa

Dưới đây là một số dấu hiệu dễ dàng để có thể nhận biết trẻ bị sặc sữa:

  • Trẻ đang bú hoặc đang ăn sữa đột nhiên bị khóc hoặc ho sặc sụa, bị tím tái và bị lịm đi.
  • Trẻ đột nhiên khóc thét lên khi đang ăn sữa.
  • Sữa bị trào ra khỏi mũi và miệng của trẻ.
  • Trẻ có biểu hiện hốt hoảng, mặt xanh tái, cơ thể mềm nhũn hoặc bị co cứng.
  • Trong một số trường hợp sẽ bị ngừng thở.

Khi gặp phải những dấu hiệu trên, có thể trẻ đã rơi vào tình trạng sặc sữa, các bậc cha mẹ hãy nhanh chóng xử lý để tránh việc gây nguy hiểm đến tính mạng của các bé.

Sặc sữa có nguy hiểm hay không?

Sặc sữa tưởng chừng như là một hiện tượng rất bình thường và phổ biến, hay gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên việc sặc sữa lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe của các bé. Nếu các bé bị sặc sữa mà không được sơ cứu nhanh chóng và kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của các bé.

Cách xử lý khi bé bị sặc sữa

Khi bé bị sặc sữa hay có những biểu hiện như ho sặc sụa, tím tái, ngay lập tức cha mẹ hoặc người trông giữ trẻ cần phải xử lý sặc sữa cho bé theo các bước sau đây

Cách xử lý trẻ sơ sinh bị sặc sữa

  • Đầu điên cho trẻ nằm sấp trong lòng bàn tay và trên cánh tay phải. Sau đó dùng lòng bàn tay trái vỗ mạnh và nhanh 5 cái vào lưng của trẻ nhằm tăng áp lực khiến cho sữa trong lồng ngực của trẻ có thể thoát ra khỏi đường hô hấp, giúp cho trẻ có thể thở được.
  • Nếu trẻ vẫn còn biểu hiện khó thở và tím tái thì cha mẹ nên đặt trẻ nằm ngửa ở một mặt phẳng cứng, sau đó dùng ngón tay trỏ và ngón giữa ấn mạnh và đột ngột năm cái vào vị trí ở nửa dưới của xương ức tức là dưới đường nối hai vú từ 1 đến 2cm. Lặp lại thao tác này từ 5 đến 6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục và da hồng hào trở lại.
  • Nếu trẻ vẫn tím tái và khó thở thì cha mẹ nên nhanh chóng thông đường thở cho trẻ bằng cách hút mạnh vào mũi miệng của bé càng nhanh càng tốt. Lưu ý hút miệng trước và hút mũi sau. Cha mẹ cần làm thao tác tay thật nhanh bởi nếu để chậm, sữa bị sặc ở trẻ sẽ tràn vào phổi và gây tắc nghẽn đường hô hấp.

Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bị ngưng thở sau khi cha mẹ đã thực hiện những biện pháp trên. Cũng như đã hút sạch đường thở mà trẻ vẫn không thở thì phải thực hiện hà hơi thổi ngạt để giúp trẻ thở. Cụ thể cha mẹ hãy bịt mũi và thổi vào miệng của trẻ sau đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Các cha, mẹ lưu ý nên thổi hơi cho bé theo từng nhịp thở và khi trẻ có dấu hiệu thở trở lại hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ cấp cứu một cách kịp thời.

Cách phòng tránh hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Việc các bé bị sặc sữa thường là do các nguyên nhân khi bé ăn sữa. Chính vì vậy, khi cho trẻ ăn sữa các bậc cha mẹ cần lưu ý thực hiện những phương pháp sau để tránh cho trẻ bị sặc sữa:

Khi cho trẻ bú nên bế trẻ cao đầu và để trẻ ở tư thế thoải mái nhất. Nên cho trẻ bú sữa một cách từ từ, tuyệt đối không được cho trẻ bú sữa một cách nhanh và vội vàng, nhất là đối với các bé còn non tháng, mới sinh. Các cha mẹ cũng nên quan sát trong khi cho bé ăn, đợi bé nuốt hết sữa rồi mới tiếp tục cho ăn sữa.

Cách phòng tránh sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Khi đang ăn và bú sữa mà trẻ có dấu hiệu ho thì cha mẹ phải ngay lập tức dừng việc cho bé ăn. Nếu vẫn còn sữa trong miệng thì cha mẹ nên để trẻ nuốt hết sữa, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng. Tuyệt đối không ép trẻ tiếp tục ăn khi đang ho.

Sau khi ăn hãy để trẻ nằm sấp trên vai hoặc ngực mẹ và vỗ lưng nhẹ để trẻ có thể ợ hơi trong dạ dày, tránh bị đầy hơi gây kích thích sặc sữa.

Đối với những bé bú bình các bậc cha mẹ cần lưu ý sử dụng được núm cao su không quá rộng và tốt nhất nên được đục một đến hai lỗ bằng kim khâu ở núm vú cao su. Khi cho trẻ ăn, các cha mẹ nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, không cho không khí tràn vào. Bởi nếu trẻ nuốt phải quá nhiều không khí sẽ dẫn đến nôn sau bữa ăn và có thể gây sặc sữa.

Nếu các mẹ bón sữa bằng thìa cho bé thì nên bón một cách từ từ để trẻ nuốt hết rồi mới tiếp tục bón.

Điều đặc biệt lưu ý là sau khi trẻ ăn no sữa các bậc cha mẹ không nên đặt trẻ nằm ngay xuống giường hoặc cho nằm trên nôi mà nên bé trên tay và cần về bé thẳng đứng sau bữa ăn khoảng từ 20 đến 30 phút chẳng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về làm gì khi trẻ bị sặc sữa. Hy vọng thông qua bài viết này các bậc cha mẹ đã biết cách xử lý cũng như biết cách phòng tránh sặc sữa ở trẻ sơ sinh.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *