Tắc tia sữa là một trong những bệnh khá thường gặp ở các phụ nữ sau khi sinh. Tuy nhiên, có lẽ các mẹ, các chị vẫn chưa có nhiều hiểu biết cũng như biết các phương pháp điều trị bệnh tắc tia sữa. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về các dấu hiệu tắc tia sữa thông qua bài viết này.
Tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa là hiện tượng ống dẫn sữa bị hẹp, tắc lại, khiến cho sữa không thể thoát ra ngoài được. Vị trí tắc dần dần sẽ hình thành cục cứng do hiện tượng sữa bị đông kết. Trong khi đó, sữa vẫn tiếp tục chảy về các ống dẫn sữa khiến cho các ống dẫn sữa ngày càng bị giãn. Hiện tượng này gây chèn ép lên các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng tròn bệnh lý làm cho bệnh tắc tia sữa ngày càng trở nên nặng hơn.
Bệnh tắc tia sữa thường xảy ra ở các mẹ bầu trong những ngày đầu sau khi sinh. Vào trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ việc tắc tia sữa có thể dẫn đến một số tình trạng như gây khó khăn, đau đớn cho mẹ khi cho con bú hay khi hút sữa bị tắc tia sữa. Nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như gây viêm tuyến vú ác hay trở thành các giải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, việc tắc tia sữa còn khiến cho quá trình tạo sẽ bị ảnh hưởng, lâu dần người mẹ sẽ bị mất sữa hoặc ít sữa.
Dấu hiệu của bệnh tắc tia sữa
Tắc tia sữa là một bệnh thường gặp ở các mẹ sau khi sinh. Dưới đây là một số dấu hiệu mà các mẹ có thể nhận biết để xác định mình có bị tắc tia sữa hay không
- Sữa mẹ không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, ngay cả khi các mẹ tự vắt sữa và sử dụng máy vắt sữa.
- Ngực mẹ bị căng cứng và to hơn so với bình thường. Độ căng cứng ngày càng cao và có cảm giác đau nhức mạnh.
- Tia sữa bị tắc thành cục cứng. Khi sờ vào ngực các mẹ sẽ cảm nhận được một hoặc nhiều điểm cứng, vô cùng khó chịu và đau nhức.
- Bầu ngực của các mẹ bị sưng nóng, đỏ, đôi khi gặp mẹ sẽ bị sốt.
Cách phòng ngừa bệnh tắc tia sữa
Tắc tia sữa là một bệnh khá phổ biến và dễ gặp. Tuy nhiên nó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và rủi ro cho các mẹ sau sinh. Chính vì vậy, các mẹ nên áp dụng một số phương pháp sau để phòng ngừa bệnh tắc tia sữa
- Đầu tiên, các mẹ nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt, ngay sau khi sinh.
- Tiếp theo các mẹ khi cho bé nên cho bú đều cả hai bên. Tuyệt đối không nên cho trẻ chỉ bú một bên. Trong trường hợp mẹ có nhiều sữa, bé bú không hết thì nên sử dụng máy hút sữa để hút hết lượng sữa dư để tránh sữa ứ đọng trong bầu ngực.
- Các mẹ nên cho con bú hết sữa non ra khỏi bầu ngực bởi sữa non rất đặc, rất dễ gây bít tắc ống dẫn sữa.
- Các bạn hãy giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ khi cho các con ăn và giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé. Bởi trong quá trình cho con bú, các vi khuẩn, vi trùng sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của mầm bệnh gây nên tắc tuyến sữa.
- Các mẹ cũng nên uống thật nhiều nước, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và nghỉ ngơi đúng cách. Đồng thời, các mẹ nên kết hợp tập thể dục để có một sức khỏe đảm bảo nhất.
Một số phương pháp điều trị tắc tia sữa
Khi mắc bệnh tắc tia sữa, đa số các mẹ thường ngừng cho con bú để ngăn chặn những cơn đau. Tuy nhiên việc này là hoàn toàn sai. Khi bị tắc tia sữa, các mẹ hãy cho bé bú thường xuyên để giúp giảm tình trạng bị ứ đọng sữa. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp để điều trị tắc tia sữa như:
Chườm ấm
Đây là phương pháp giúp sữa ở ống dẫn sữa bị tắc dễ tan ra. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý không nên chườm nước quá nóng sẽ gây bỏng rát da. Các mẹ nên cho nước nóng vào một bình sau đó quấn quanh một cái khăn mỏng vừa phải và tiến hành chườm lên những nơi bị tắc tia sữa. Hoặc các mẹ cũng có thể tắm, ngâm mình bằng nước ấm để giảm thiểu tình trạng tắc tia sữa.
Hút sạch sữa
Để lại sữa dư thừa cũng chính là một trong những nguyên nhân gây tắc tia sữa. Chính vì vậy, khi cho các bé ăn mà không hết sữa, các mẹ nên sử dụng máy hút sữa để hút hết lượng sữa còn dư thừa ra, làm giảm thiểu tình trạng tắc tia sữa.
Khi bị tắc tia sữa các mẹ cũng có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng sinh hay bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cũng như bổ sung thêm nhiều nước vào trong cơ thể để tăng sức đề kháng, cũng như có thể giảm thiểu tình trạng tắc tia sữa. Giúp cho bệnh có thể khỏi một cách nhanh chóng hơn.
Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu
Để điều trị tắc tia sữa các mẹ cũng có thể sử dụng một số phương pháp điều trị vật lý trị liệu như sử dụng sóng siêu âm cao tần kết hợp với vhiếu tia hồng ngoại,.. hay sử dụng các dòng điện xung để làm giảm thiểu tình trạng tắc tia sữa cũng như làm tan sữa bị đông tại các khu vực bị tắc tia sữa. Phương pháp này tuy có chi phí cao hơn nhưng sẽ làm giảm nhanh chóng các tác nhân gây nên việc tuyến sữa bị tắc và làm giảm thiểu tình trạng sữa đông kết, vón cục. Phương pháp này cũng không làm tổn thương các tuyến sữa và các hệ thống ống dẫn sữa bình thường khác.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chữa trị một cách chính xác và kịp thời.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các dấu hiệu tắc tia sữa cũng như các phương pháp điều trị bệnh tắc tia sữa. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn về bệnh tắc tia sữa.
Bài viết liên quan
Tại sao sữa non Alpha Lipid dừng phân phối tại Việt Nam
[...]
Th8
Công nghệ BIOLACTOL là gì? Có tốt hơn công nghệ Alpha Lipid không?
Công nghệ BioLactolTM là phức hợp lipid sữa độc đáo được thiết kế để bảo [...]
Th11
Cách pha sữa non Colostrum với sữa công thức chuẩn nhất
Sữa non Colostrum được các ông bố bà mẹ trên toàn thế giới biết đến [...]
Th8
Sữa non uống kèm sữa công thức – Có nên pha cùng hay không?
Đối với trẻ nhỏ sữa non và sữa công thức thì nó đều có những [...]
Th8
Sữa Tăng Cân cho bé nên dùng cho trẻ còi xương chậm lớn
Bé lười ăn, còi xương, chậm lớn? Làm sao để khắc phục tình trạng này? [...]
Th3
Mama sữa non Star Biotic có tốt không? Giá bao nhiêu?
Nếu như con của bạn đang gặp phải tình trạng biếng ăn, chậm lớn, hấp [...]
Th1