Răng sữa là răng mọc đầu tiên sau khi trẻ sinh ra. Ở giai đoạn hình thành, răng sữa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy các bậc cha mẹ nên lưu ý quan tâm đến việc mọc cũng như nhổ răng sữa ở trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về việc nhổ răng sữa đúng cách cho các bé thông qua bài viết này.
Răng sữa là gì? Vai trò của răng sữa
Răng sữa là răng mọc đầu tiên từ khi trẻ sinh ra. Răng sữa đóng một vai trò vô cùng quan trọng, không hề thua kém so với răng vĩnh viễn. Dưới đây là một số vai trò cụ thể của răng sữa
- Răng sữa có chức năng giúp cho trẻ nhai và nghiền nhỏ thức ăn: Thông thường răng sữa sẽ mọc khi các bé vài tháng tuổi. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì cũng là thời điểm những chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện. Bởi vậy răng sữa sẽ giúp trẻ nhai và nghiền nhỏ thức ăn, giúp trẻ ăn thức ăn một cách dễ dàng hơn trong quá trình ăn dặm.
- Răng sữa cho trẻ phát âm đúng: Răng sữa góp phần giúp cho trẻ hình thành giọng nói và có thể phát âm đúng. Nếu các bé bị nhổ răng sữa quá sớm thì sẽ dẫn đến việc bị nói ngọng và nói không chính xác.
- Răng sữa giúp kích thích sự phát triển của xương hàm: Khi có răng sữa các bé có thể cắn, nhai và nghiền thức ăn, từ đó làm cho các cơ hàm và các cơ trên mặt phát triển một cách bình thường, đảm bảo chức năng của xương hàm cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho gương mặt của các bé.
- Răng sữa chính là tiền đề, cơ sở để giúp cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Nếu răng sữa bị sâu, hỏng và phải nhổ bỏ quá sớm khi chưa đến tuổi thay răng thì có thể khiến cho răng vĩnh viễn của các bé mọc chậm, mọc lệch hoặc mọc lệch với khớp cắn của bộ răng. Sau này sẽ gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng tới khả năng nhai nuốt của các bé.
Răng sữa tưởng chừng như một loại răng hết sức bình thường nhưng chúng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với các bé. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ hãy nên quan tâm đến răng sữa ngay từ khi bé bắt đầu mọc răng sữa. Cũng như giúp các bé chăm sóc thật tốt răng sữa để đảm bảo sau này răng vĩnh viễn của các bé sẽ phát triển một cách bình thường.
Có nên tự nhổ răng sữa tại nhà hay không?
Thông thường, nhiều bậc cha mẹ sẽ thường tự nhổ răng sữa tại nhà cho các bé khi răng đã bị lung lay. Tuy nhiên, việc làm này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm cho các bé. Bởi trong nhiều trường hợp răng sữa đã đến tuổi thay nhưng vẫn không tự lung lay và tự rụng đi được trong khi các răng vĩnh viễn bắt đầu xuất hiện. Nếu các bậc cha mẹ không biết và không can thiệp kịp thời thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn bị mọc lệch mọc hai hàm răng của bé và ảnh hưởng tới việc nhai nuốt thức ăn của bé.
Hay trong những trường hợp cha mẹ tự nhổ răng tại nhà cho bé tuy nhiên thao tác không đúng cách, để cho răng bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh do đó gây nhiễm trùng thậm chí là áp-xe rộng một vùng hàm của các bé. Thậm chí có nhiều trường hợp cha mẹ nhổ răng cho các bé nhưng chân răng không được lấy ra trọn vẹn khiến cho răng vĩnh viễn khó học. Hay các bé vô tình bị nuốt phải răng đã nhổ ra, gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa cho các bé. Đồng thời việc tự nhổ răng sữa có thể làm cho máu chảy nhiều, khó cầm máu, gây hoảng sợ cho các bé trong những lần nhổ răng tiếp theo.
Không chỉ vậy, có một số bé có cơ địa yếu như suy giảm miễn dịch hay có các bệnh lý về tim bẩm sinh hay bị các bệnh lý về đái tháo đường,… thì việc nhổ răng tại nhà là một điều vô cùng nguy hiểm. Bởi nếu có vấn đề gì xảy ra đối với các nhóm đối tượng này thì mức độ ảnh hưởng sẽ vô cùng nặng nề. Thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, bị sốc nhiễm trùng hay suy cơ quan nội tạng và gây nguy hiểm đến tính mạng của các bé. Chính vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý nhổ răng ở nhà cho con mà nên đến các phòng khám nha khoa để các bác sĩ thực hiện việc nhổ răng sữa cho các bé.
Các bố mẹ cũng nên lưu ý không nên chỉ đưa bé đi nhổ răng sữa khi răng đã lung lay. Trong nhiều trường hợp răng đã đến thời kỳ thay nhưng không thể lung lay và tự rụng, khi này các bậc cha mẹ cần phải đưa bé đến bác sĩ để khám và để các bác sĩ nha khoa can thiệp.
Nhìn chung, cha mẹ nên đưa bé đi khám răng miệng định kỳ để đảm bảo phát hiện sớm những tình trạng về răng miệng của bé để có thể xử lý một cách sớm nhất và hiệu quả nhất.
Cách nhổ răng sữa tại nhà
Trong trường hợp không thể đưa các bé đến bác sĩ nha khoa để nhổ răng các bậc cha mẹ cũng có thể nhổ răng tại nhà cho bé. Tuy nhiên, cần phải lưu ý những điều sau
- Cha mẹ phải chú ý rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn thật sạch trước khi tiến hành nhổ răng cho bé.
- Các cha mẹ nên để cho bé tự lung lay răng, để chân răng lộ ra ngoài rồi mới bắt đầu nhổ. Tuyệt đối không nên bắt ép trẻ hay làm trẻ sợ hãi khi nhổ răng. Bố mẹ nên để trẻ hiểu và hợp tác khi nhổ răng để đảm bảo có thể nhổ răng cho bé một cách chính xác nhất.
- Cha mẹ hãy cẩn thận dùng một miếng gạc sạch sau đó dùng lực vặn nhẹ và răng sẽ được nhổ ra. Hãy cho trẻ cắn một viên bông gòn tại vị trí răng rụng để cầm máu liên tục trong 5 đến 10 phút. Sau khi đã cầm máu thì cha mẹ cần kiểm tra lại tại vị trí cũ để đảm bảo không còn dấu tích của chân răng cũ.
- Trong trường hợp nhổ mà chân răng vẫn còn sót lại trong lợi hay nướu vẫn chảy quá nhiều máu thì bố mẹ hãy cố gắng đưa bé đến những cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề nhổ răng sữa ở trẻ nhỏ. Hy vọng thông qua bài viết này các bậc cha mẹ đã có thêm nhiều hiểu biết về vấn đề nhổ răng sữa cho con.
Bài viết liên quan
Tại sao sữa non Alpha Lipid dừng phân phối tại Việt Nam
[...]
Th8
Công nghệ BIOLACTOL là gì? Có tốt hơn công nghệ Alpha Lipid không?
Công nghệ BioLactolTM là phức hợp lipid sữa độc đáo được thiết kế để bảo [...]
Th11
Cách pha sữa non Colostrum với sữa công thức chuẩn nhất
Sữa non Colostrum được các ông bố bà mẹ trên toàn thế giới biết đến [...]
Th8
Sữa non uống kèm sữa công thức – Có nên pha cùng hay không?
Đối với trẻ nhỏ sữa non và sữa công thức thì nó đều có những [...]
Th8
Sữa Tăng Cân cho bé nên dùng cho trẻ còi xương chậm lớn
Bé lười ăn, còi xương, chậm lớn? Làm sao để khắc phục tình trạng này? [...]
Th3
Mama sữa non Star Biotic có tốt không? Giá bao nhiêu?
Nếu như con của bạn đang gặp phải tình trạng biếng ăn, chậm lớn, hấp [...]
Th1