Bí mật tuyệt vời về cách làm sao để sữa mẹ đặc hơn

Vì sữa mẹ là vô cùng cần thiết cho con khi con vừa chào đời. Các mẹ đều rất quan tâm đến việc là sữa của mình có đáp ứng được đủ chất dinh dưỡng cho con hay không. Khi thấy tình trạng sữa bị loãng các mẹ rơi vào tình trạng lo lắng và muốn tìm những phương pháp để giúp cải thiện tình trạng sữa của mình trở nên đặc hơn. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải quyết được về những thắc mắc nêu trên

Tại sao sữa mẹ lại loãng

Trước tiên cần làm rõ tại sao mẹ bị loãng, có còn tốt cho con hay không? Thường sữa của mẹ vào những tháng cuối của thai kỳ, là giai đoạn hình thành sữa non. Sữa non rất đặc và chứa những thành phần chất dinh dưỡng cao gấp năm lần so với sữa khác của mẹ.Tuy nhiên, sữa này chỉ tồn tại từ ba đến bốn ngày sau khi sinh. Hết khoảng thời gian này, sữa dùng cho bé là sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành. Hai loại sữa này sẽ loãng hơn so với sữa non tuy nhiên sữa loãng nhất là vào giai đoạn đầu của sữa trưởng thành. Sửa sẽ có màu trắng vì hàm lượng chất béo có trong sữa giảm so với các giai đoạn còn lại. Cũng có một số trường hợp là trong mỗi lần cho con bú, các mẹ sẽ thấy sữa loãng hơn so với bình thường tuy nhiên sữa này chỉ loãng trong khoảng 10 phút bú đầu tiên của bé và sau đó sữa sẽ đặc hơn.

Tại sao sữa mẹ loãng

Nhiều mẹ nghĩ là nên loại bỏ sữa loãng này để cho con bú sữa đặc phía sau. Tuy nhiên điều này là vô cùng lãng phí và mất đi một lượng nước khá lớn có trong sữa loãng để cung cấp cho bé. Cho nên dù là sữa loãng hay sữa đặc đều cần thiết cho bé cả

Sữa mẹ đặc thì có tác dụng gì

Như đã biết thì sữa mẹ là tập hợp các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho bé bao gồm: protein, chất béo, các loại vitamin, khoáng chất, chất kháng thể,… Mỗi chất nêu trên đều đem lại cho bé những tác dụng nhất định. Ví dụ như để tăng cường sức đề kháng cho bé trước những tác nhân xấu của môi trường, cơ thể của bé chưa có khả năng tự bảo vệ cũng như tự sản sinh ra hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể vì vậy sữa mẹ giúp bé tăng cường sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các loài vi khuẩn, virus gây bệnh. Sữa mẹ giúp còn bé phát triển toàn diện mọi mặt. Ví dụ như cung cấp năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa, phát triển bộ não, hỗ trợ bé hấp thu chất dinh dưỡng cũng như tăng cường khả năng nhận thức của bé, giúp xương của bé chắc khỏe hơn.

Các cách để sữa mẹ trở nên đặc hơn

Vậy làm những cách nào để cải thiện chế độ dinh dưỡng của mẹ giúp sữa mẹ trở nên đặc và mát hơn?

Ngoài việc tăng cường luyện tập thể dục thể thao sau khi sinh, các mẹ cần phải cải thiện chế độ ăn uống của mình. Các mẹ cần bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây vì trong rau xanh, trái cây có chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E,… Ngoài ra rau xanh, trái cây là nguồn chất xơ tốt cho cơ thể.

Cách để làm sữa mẹ đặc hơn

Các mẹ cần dung nạp thêm chất protein vì chất này giúp bé phát triển bộ não. Các mẹ cũng cần tăng cường canxi vì canxi sẽ giúp cho hệ xương của bé được phát triển một cách cứng cáp, tránh việc loãng xương cho mẹ sau này và một thành phần không thể thiếu đó là nước, các mẹ cần uống đủ nước trong một ngày. Tùy vào cơ địa của mỗi mẹ mà lượng nước cần cung cấp là khác nhau.

Ngoài việc bổ sung các chất thì các mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau. Ví dụ như cho con bú thường xuyên để kích thích tuyến sữa tiết ra được nhiều hơn, đây cũng là một cách để giúp sữa đặc hơn. Các mẹ cũng nên uống một ly sữa ấm trước khi cho con bú để kích thích tạo sữa. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng một số sản phẩm do bác sĩ kê khai để tăng chất lượng sữa của mẹ.

Các thực phẩm tốt cho sữa mẹ

Một số thực phẩm mà các mẹ nên bổ sung vào các bữa ăn của mình.

Bổ sung cà rốt: Các mẹ có thể dung nạp cà rốt vào trong cơ thể bằng cách làm nước ép, chế biến các thành các món ăn,… vì hàm lượng vitamin A có trong cà rốt là vô cùng lớn. Nó có tác dụng làm mát sữa của mẹ ngoài ra còn giúp cho mẹ có một làm da đẹp hơn sau khi sinh cũng như cải thiện thân hình thon gọn hơn.

Các mẹ cũng có thể sử dụng nước lá bồ công anh để cải thiện sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng hơn. Tác dụng của lá bồ công anh không cần phải bàn cãi vì ngay từ xưa ông bà ta sử dụng chúng nhằm mục đích thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Ngoài ra, lá bồ công anh còn chứa nhiều thành phần khác như Protein, canxi, vitamin,… qua đó cũng giúp sữa của mẹ cho bé cũng được kế thừa những chất dinh dưỡng.

Các loại thực phẩm tốt cho sữa mẹ

Các mẹ cũng có thể uống nước gạo lứt. Gạo lứt có chứa nhiều vitamin B, Cũng như các vi lượng natri, magie.

Rau ngót cũng là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mang lại giá trị cao tác động đến nguồn sữa mẹ ví dụ như cung cấp canxi, các loại vitamin, chất béo, phốt pho,… giúp sữa mẹ mát hơn ngoài ra còn giúp chữa lành các vết loét, hạ sốt,…

Bí ngô là loại thực phẩm có chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất. Cung cấp một nguồn năng lượng lớn cho cơ thể mỗi ngày. Một số thực phẩm tương tự như khoai lang, rau khoai lang, đu đủ chín,… sẽ làm bữa ăn của các mẹ đa dạng hóa hơn.

Thịt bò và móng giò: Được quan niệm là thực phẩm có thể giúp hỗ trợ sữa mẹ tốt nhất. Quan niệm trên là hoàn toàn đúng vì hai loại thực phẩm này có chứa rất nhiều protein, các loại vitamin, chất béo và những chất khác giúp lợi sữa. Ngoài ra còn khiến các mẹ thường xuyên lâm vào tình trạng uể oải, mệt mỏi, hay hoa mắt chóng mặt,… sẽ giảm bớt được tình trạng này. Thịt bò là thực phẩm giàu chất đạm nên cực kỳ tốt đối với sữa mẹ.

Các mẹ cũng có thể bổ sung thêm các loại hạt như hạt bí, hạt điều,…

Đặc biệt không thể thiếu là bổ sung thêm DHA từ cá.

Một số thực phẩm các mẹ nên tránh

Một số thực phẩm mẹ nên tránh vì khi sử dụng những thực phẩm này có thể khiến mẹ bị mất sữa.

Một số thực phẩm mẹ nên tránh

  • Lá lốt: Có tác dụng là chống hàn, giảm đau, chữa đầy hơi, khó tiêu tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều lá lốt có thể khiến suy giảm sữa, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Sử dụng lá lốt cũng có thể làm mẹ bị hôi khi bé dùng sữa.
  • Mùi tây: Có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thoái hóa xương tuy nhiên nếu dùng quá nhiều mùi tây sẽ khiến mẹ bị mất sữa. Mức ảnh hưởng của việc ăn hành tây rơi vào khoảng 50 đến 100 gram. Mùi tây dùng để trang trí thì không làm ảnh hưởng đến sữa của mẹ.
  • Bạc hà: Có tác dụng là làm ấm cơ thể, giảm viêm họng, đau đầu, căng thẳng,… tuy nhiên nếu ăn thường xuyên lá bạc hà hoặc các thực phẩm có thành phần từ bạc hà sẽ làm giảm lượng sữa một cách đột ngột thậm chí là có thể làm mất sữa. Ngoài ra vì bạc hà có tính cay nên khi sử dụng có thể khiến các mẹ bị tiêu chảy. Lượng lá bạc hà khiến sữa bị tụt giảm là từ 20 đến 30 gam cũng giống như mùi tây, bạc hà dùng để trang trí không làm ảnh hưởng đến lượng sữa của mẹ.
  • Bắp cải: Có tác dụng giúp giảm căng tức ngực cũng như tránh được các tình trạng tắc tia sữa tuy nhiên nếu lạm dụng bắc cải quá nhiều thì sữa mẹ cũng có thể bị giảm. Không nên ăn quá 50 gam bắp cải trên một ngày.
  • Lá dâu tằm: có nhiều tác dụng khác nhau ví dụ như có tác dụng thanh độc giải nghiệp, chữa mụn nhọt, chữa ho, đái tháo đường. Vì lá dâu tằm có tính hàn nên khi sử dụng quá nhiều sẽ khiến các mẹ bị đau bụng, tiêu chảy và làm giảm lượng sữa.
  • Rau diếp cá rau: Được cho là thực phẩm làm mát cơ thể, có tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ các ký sinh trùng, giảm khả năng mắc ung thư cũng như trị táo bón, ngoài ra còn thanh nhiệt giải độc. Vì có tính hàn nên cũng có thể làm mẹ giảm lượng sữa. Tuy nhiên rau diếp cá ảnh hưởng đến sữa mẹ hay là do tùy cơ địa của mỗi người. Có người thì bị mất sữa nhưng có người thì không. Để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra thì các mẹ cũng không nên sử dụng.
  • Khổ qua là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt giải độc và chữa trị mụn nhọt. Tuy nhiên khổ qua có ít chất béo và có các chất dinh dưỡng không cần thiết cho sữa mẹ, nếu ăn nhầm hạt mướp đắng còn khiến mẹ bị đau đầu, đau thắt bụng. Không nên sử dụng mướp đắng hai đến ba lần trong tuần vì có thể làm giảm sữa mẹ.
  • Súp lơ: Chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể cũng như cung cấp thêm chất xơ, có khả năng phòng chống ung thư,…Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều chất xơ có thể khiến mẹ bị đầy hơi, khó tiêu ảnh hưởng đến lượng sữa của mẹ. Những ai bị đau dạ dày cũng không sử dụng quá nhiều loại thực phẩm này. Các mẹ nên sử dụng dưới 200 gram súp lơ để tránh tình trạng bị mất sữa.
  • Dưa cải muối: Sau khi sinh thì cơ thể mẹ đang còn khá yếu mẹ, không nên sử dụng vì dưa có vị quá chua, có các thành phần lên men khiến mẹ bị trào ngược dạ dày, đau bụng, buồn nôn ngoài ra còn có thể gây tình trạng tăng huyết áp vì dưa cải muối có nhiều muối, làm ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ.
  • Tỏi ớt là gia vị phổ biến và giúp các món ăn trở nên ngon hơn tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều tỏi ớt sẽ khiến mùi của sữa mẹ trở nên khó chịu. Cơ thể mẹ dễ bị nóng trong cũng như nổi các mẩn đỏ. Chỉ nên dùng dưới một củ tỏi trên một ngày, dưới hai quả ớt trên một ngày tránh ảnh hưởng đến mùi vị cũng như chất lượng sữa.
  • Ngô là một nguồn tinh bột có năng lượng cao. Tuy nhiên ngô khiến mẹ no nhanh, mẹ sẽ không hấp thụ được thêm các chất dinh dưỡng khác nữa làm chất lượng của sữa mẹ cũng bị giảm. Vì vậy nên hạn chế ăn ngô và chỉ nên sử dụng một đến hai bắp trên một tuần.
  • Ngoài ra các mẹ nên tránh các loại trái cây như cam, quýt, vải, nhãn, đào, ổi, dưa hấu, mãng cầu,… vì các loại thực phẩm này có chứa axit lớn cũng như hàm lượng chua cao có thể khiến mẹ bị nóng trong hoặc bị táo bón rất dễ dẫn đến tình trạng mẹ bị tiêu chảy, sữa sẽ bị giảm. Cho nên hãy sử dụng các loại trái cây trên một cách hợp lý.
  • Mẹ cũng cần tránh các chất kích thích như cà phê ,nước chè xanh, rượu, bia, các đồ uống có cồn, đồ uống, có ga hay là các đồ chiên, rán cay nóng,… vì bản chất của những thực phẩm đã không tốt cho sức khỏe của người dùng đặc biệt là cơ thể mẹ sau khi sinh còn khá yếu.

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc cải thiện sữa mẹ. Bạn đọc có thể để lại thắc mắc dưới bài viết. Chúng tôi sẽ cố gắng trả lời trong thời gian ngắn nhất

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *