Vừa chơi vừa học giúp trẻ tập trung

Thời điểm từ ba tuổi trở lên là giai đoạn trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, tại môi trường mới, trẻ sẽ được tiếp xúc với những bài học đầu đời như múa, hát, vẽ, tô màu, sinh hoạt tập thể cùng bạn bè…

Giúp trẻ tập trung
Giúp trẻ tập trung

Những bài học cơ bản này sẽ bồi dưỡng cho trẻ khối lượng kiến thức và khả năng nhất định trước khi cắp sách đến trường. Vì thế, trẻ phải có sự tập trung tốt để quá trình học hỏi được diễn ra một cách thuận lợi hơn.

Vào mẫu giáo cũng là lúc những thông tin trẻ nhận được sẽ có khuynh hướng đi vào hệ thống, yêu cầu trẻ cần phải tăng cường chú ý để tiếp nhận những bài học cơ bản mà cô giáo truyền đạt. Tuy nhiên, với một lớp mẫu giáo có khá nhiều trẻ nhỏ thì các cô sẽ khó có thể kèm cặp riêng từng cháu, dẫn đến việc một số trẻ không tập trung học mà cô giáo không thể kiểm soát hết được. Nếu tình trạng mất tập trung ở trẻ không được cha mẹ phát hiện sớm sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu tập trung lâu dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học hỏi. Đó là chưa kể với lỗ hổng kiến thức do thiếu tập trung, trẻ lớn lên sẽ thua kém bạn bè cùng lứa và có thành tích học tập ngày càng kém đi. Vì thế, cha mẹ cần chủ động hơn trong việc rèn luyện con mình khả năng tập trung nhằm đảm bảo trẻ tiếp thu trọn vẹn kiến thức do cô truyền đạt.

Sự tập trung là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với sự học hỏi của trẻ trong tương lai. Quá trình học hỏi của trẻ được xây dựng từ ba bước CMP (C – Concentration; M – Memory, P – Problem solving), bao gồm Tập trung để tiếp nhận thông tin, Ghi nhớ để lưu trữ thông tin, cuối cùng là sử dụng những thông tin đã ghi nhớ để Xử lý tình huống. Nếu trẻ rèn luyện được khả năng tập trung tốt từ độ tuổi học mẫu giáo, thì trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ khối kiến thức nặng nề hơn từ các cấp học cao hơn để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Drover JR (2009) và các cộng sự được tiến hành thực nghiệm ở nhóm trẻ 9 tháng tuổi đòi hỏi khả năng tập trung, ghi  nhớ để thực hiện việc lấy lại món đồ chơi của mình. Kết quả cho thấy nhóm được bổ sung hàm lượng đúng DHA sẽ đạt số điểm trong kỹ năng giải quyết vấn đề cao hơn rất nhiều so với nhóm trẻ không được bổ sung.

Tuy nhiên, ở độ tuổi mẫu giáo, việc rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ phải nhẹ nhàng và khéo léo. Cha mẹ không thể sử dụng những biện pháp quá cứng nhắc như bắt con phải hoàn thành một việc gì đó trong thời gian quy định, ép con viết, vẽ, làm toán… mà phải tranh thủ lợi dụng tính tò mò, ham thích khám phá của trẻ vào các bài tập rèn luyện.

Đối với trẻ ở tuổi này, không gì làm trẻ thích thú hơn là tham gia các trò chơi cùng cha mẹ. Nếu biết áp dụng những trò chơi có lợi cho sự tập trung, cha mẹ sẽ dễ dàng giúp trẻ tăng cường khả năng này một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. Cha mẹ có thể tham khảo một số trò chơi bổ ích sau để cùng vui với trẻ:

Trò bưng ly nước: Đổ một ly nước đầy và thi với trẻ xem ai đem ly nước tới cho người tiếp theo mà không bị đổ. Trẻ sẽ đi chậm và cố gắng sao cho ly nước không bị sánh ra và sự tập trung của trẻ sẽ được kéo dài trong suốt quá trình chơi. Bố mẹ và trẻ có thể đứng thành hình tam giác và thay nhau chuyền nước.

Trò nặn đất sét: Các hoạt động trên bàn luôn tạo được sự tập trung cho trẻ, nhất là đối với việc nhào đất sét, nặn tượng. Trẻ sẽ cảm nhận chất liệu của đất sét trong lòng bàn tay và thấy thích thú trước những hình thù do chính mình tạo ra. Hãy kiên nhẫn ngồi chơi cùng trẻ để trẻ tập trung vào trò chơi lâu hơn và tạo ra nhiều hình thù hơn. Bố mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ những tạo hình mới để trẻ bắt chước theo.

Nhảy theo điệu nhạc: Hãy cho trẻ nghe những điệu nhạc vui nhộn và hướng dẫn trẻ nhảy theo. Bạn có thể vỗ tay theo giai điệu hoặc dùng những đạo cụ như trống, lục lạc, kèn đồ chơi để khuyến khích trẻ và làm cho không khí vui nhộn hơn. Trò chơi này sẽ giúp trẻ tập trung vào giai điệu được nghe và các động tác được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Lâu đài tưởng tượng: Cha mẹ nên cho trẻ chơi với những không gian tưởng tượng của chính mình, ví dụ như một hộp giấy, bên trong vỏ chăn… Sự mới mẻ của một không gian “dành riêng cho mình” sẽ khiến trẻ thích thú tập trung và liên tưởng đến một thế giới riêng. Cha mẹ có thể thêm vào cho trẻ vải hoặc chăn mềm để trẻ thỏa sức tưởng tượng và chơi đùa.

Giúp trẻ tập trung
Giúp trẻ tập trung

Bên cạnh những trò chơi thú vị dành cho trẻ, quan trọng hơn cả là vấn đề dinh dưỡng. Những món ăn, đặc biệt là sữa có chứa dưỡng chất phát triển trí não sẽ giúp tăng khả năng tập trung và tinh thần ham học hỏi ở trẻ.  Các dưỡng chất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày của trẻ là: DHA, ARA, Choline, Protein, Sắt, Kẽm, Iod, Acid Siallic, Taurine và Vitamin nhóm B đặc biệt là Vitamin B6.

Cha mẹ cần bổ sung các dưỡng chất trên, nhất là DHA với hàm lượng đúng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (FAO/WHO), đó là 17mgDHA/100kcal cho trẻ nhỏ và từ 75mg DHA/ngày đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên. Việc cha mẹ nắm bắt được hàm lượng dinh dưỡng đúng và có phương pháp nuôi dạy hợp lý ở độ tuổi này sẽ giúp trẻ có được nền tảng trí tuệ tốt để thành công ở cả học vấn và sự nghiệp trong tương lai.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

https://789bethv.com/ i9bet kuwin

Xem bóng đá trực tiếp Socolive chất lượng cao

Link bongdalu tỷ số trực tuyến 7m

Xem bóng đá trực tuyến RakhoiTV

Website Xoilac Z bóng đá trực tuyến

Trực tiếp bóng đá VeboTV

Xem Mitom TV trực tiếp miễn phí