Viêm tuyến sữa là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Viêm tuyến sữa là một trong những tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu sau khi sinh. Bệnh viêm tuyến sữa khiến cho các mẹ gặp phải không ít khó khăn, bất tiện cũng như khó chịu trong quá trình nuôi con. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về viêm tuyến sữa cũng như việc viêm tuyến sữa có nguy hiểm hay không cùng các cách khắc phục xử lý khi mắc phải tình trạng viêm tuyến sữa thông qua bài viết này.

Viêm tuyến sữa là gì?

Viêm tuyến sữa hay còn gọi là bệnh viêm tuyến vú là tình trạng bị viêm nhiễm ở một hay nhiều ống dẫn sữa của vú. Hiện tượng này thường liên quan đến việc cho con bú, bệnh viêm tuyến sữa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, triệt để.

Viêm tuyến sữa là gì

Nguyên nhân của viêm tuyến sữa

Bệnh viêm tuyến sữa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên nguyên nhân cơ bản nhất đó là do sữa bị mắc kẹt trong các tuyến sữa. Ngoài ra cũng có các nguyên nhân khác như:

Ống dẫn sữa bị tắc: Sự tắc nghẽn ống dẫn sữa khiến cho sữa bị chảy ngược dòng, dẫn đến việc nhiễm trùng vú do đó dẫn đến bệnh viêm tuyến sữa và các bệnh khác sau sinh.

Vi khuẩn xâm nhập vào tuyển sữa: Vi khuẩn từ bề mặt da và miệng của em bé có thể thâm nhập vào ống dẫn sữa thông qua các vết nứt trên núm vú hoặc thông qua lỗ mở của ống dẫn sữa. Sữa đọng trong vú sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, từ đó dẫn đến tình trạng bị viêm tuyến sữa.

Nguyên nhân gây ra viêm tuyến sữa

Do viêm vú mãn tính: Đây là một dạng ung thư hiếm gặp và còn được gọi là ung thư biểu mô. Viêm vú mãn tính thường xảy ra ở những phụ nữ không cho con bú, ở các phụ nữ mãn kinh. Bệnh nhiễm trùng vú có thể liên quan đến tình trạng bị viêm mãn tính của các ống dẫn sữa dưới núm vú. Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến cho các ống dẫn sữa bị tắc nghẽn, khiến cho việc nhiễm trùng bị lan rộng.

Thông thường, bệnh viêm tuyến sữa trường xảy ra từ một đến ba tháng sau khi các mẹ sinh em bé. Tuy nhiên, bệnh này không những có thể xảy ra ở những phụ nữ không sinh con mà còn xảy ra ở những phụ nữ mãn kinh. Đối với các đối tượng phụ nữ không cho con bú, viêm tuyến sữa thường bị xảy ra khi vú bị nhiễm trùng do tổn thương đầu vú như núm vú bị nứt hoặc bị đau.

Phụ nữ khỏe mạnh bình thường thì mắc bệnh viêm vú hay viêm tuyến sữa thường khá gặp. Tuy nhiên, đối với các phụ nữ mắc bệnh tiểu đường hay các bệnh mãn tính hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu thì có khả năng mắc bệnh viêm tuyến sữa cao hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tuyến sữa

Khi gặp phải các triệu chứng sau đây thì rất có thể các mẹ, các chị em đã gặp phải tình trạng viêm tuyến sữa

Các dấu hiệu của việc viêm tuyến sữa

  • Xuất hiện các vùng đỏ, sưng ở trên vú và cảm thấy nóng hoặc đau nhức khi chạm vào vú.
  • Xuất hiện các khối u và các vùng cứng ở trên vú.
  • Xuất hiện những cơn đau rát liên tục ở trên vú hoặc các cơn đau thường xuất hiện khi các mẹ cho con bú.
  • Tiết dịch núm vú: Dịch tiết ra ở núm vú có thể có màu trắng hoặc có vệt máu.
  • Các mẹ có thể gặp phải tình trạng như đau nhức người, sốt ở nhiệt độ cao, ớn lạnh, mệt mỏi hay các triệu chứng khác giống như bị cúm.
  • Bị áp xe vú: Đây là biến chứng của viêm vú. Các khối u ở trong vú sẽ không phải là ung thư giống như áp xe thường mà mềm hơn và có thể cảm nhận được sự di động ở dưới da của các u áp xe.

Ngay khi gặp phải các biểu hiện hiện, tình trạng trên, các mẹ, các chị nên nhanh chóng di chuyển tới các cơ sở y tế để các bác sĩ khám chữa và điều trị kịp thời một cách nhanh chóng nhất.

Cách điều trị viêm tuyến sữa

Khi xác định bị viêm tuyến sữa các mẹ, các chị hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được khám chữa. Những chia sẻ dưới đây chỉ là lời khuyên để mọi người tham khảo, hoàn toàn không thể thay thế được ý kiến của các bác sĩ.

Thông thường khi bị mắc bệnh viêm tuyến sữa các mẹ, các chị thường được sử dụng thuốc kháng sinh để chữa trị. Viêm tuyến sữa thông thường sẽ dùng thuốc trong khoảng từ 10 đến 14 ngày. Các mẹ, các chị nên sử dụng liều lượng thuốc đúng như bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không nên ngừng sử dụng sau khi thấy cơ thể đã khỏe hơn bởi nếu ngừng sử dụng thuốc trước khi hết liều thì rất có thể các bạn sẽ gặp phải nguy cơ bị tái phát bệnh viêm tuyến sữa.

Cách điều trị viêm tuyến sữa

Ngoài việc sử dụng kháng sinh, có lẽ các chị, các mẹ sẽ được chỉ định sử dụng theo các loại thuốc giảm đau như ibuprofen hay acetaminophen để làm giảm các cơn đau do bị viêm tuyến sữa.

Đặc biệt khi bị viêm tuyến sữa các mẹ các chị cũng nên nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước để giúp cơ thể chống lại cũng như ngăn ngừa tình trạng bị nhiễm trùng tuyến sữa.

Trong thời kỳ bị viêm tuyến sữa, các mẹ cũng vẫn có thể cho các con bú và không nên ngừng việc cho con bú. Bởi vì sự nhiễm trùng chỉ xảy ra ở các mô trên vú mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Khi chữa trị các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho các mẹ các để có thể cho con bú đảm bảo nhất.

Các mẹ, các chị cũng nên xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý để có thể hồi phục một cách nhanh chóng nhất.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh viêm tuyến sữa. Hi vọng thông qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về bệnh viêm tuyến sữa cũng như biết một số lưu ý khi mắc bệnh. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp cũng như tư vấn các thắc mắc của các bạn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *