Trẻ sơ sinh hay trớ sữa do nguyên nhân gì và cách xử lý

Trẻ sơ sinh bị nôn, trớ sữa là hiện tượng khá phổ biến và xảy ra ở rất nhiều trẻ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn, trớ sữa ở trẻ sơ sinh khá đa dạng và khác nhau. Khi trẻ có dấu hiệu bị nôn, trớ sữa, hầu hết các bậc cha mẹ đều vô cùng lo lắng và căng thẳng. Chính vì vậy, để giúp các bậc cha mẹ giảm bớt nỗi lo về việc con bị nôn, trớ sữa. Chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về nguyên nhân gây nôn, trớ sữa ở trẻ sơ sinh cũng như các cách khắc phục hiện tượng nôn, trớ sữa ở trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nôn, trớ sữa hay còn được gọi là bị ọc sữa rất thường gặp ở các bé từ 1 đến 2 tháng tuổi. Nôn, trớ là việc sữa ở trong dạ dày trào ngược trở lại họng hoặc miệng và đôi khi tống ra khỏi miệng của các bé. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do hệ tiêu hóa của các bé chưa hoàn thiện, khi ăn các mẹ để đầu của bé tư thế nằm ngang mà dạ dày của các bé chỉ có dung tích khoảng 25 đến 30 ml nên khi ăn quá nhiều các bé có thể bị trớ sữa.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Bên cạnh đó, do hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày của các bé chưa hoạt động đồng bộ cho nên khi bú các bé dễ bị nuốt hơi vào dạ dày. Lượng hơi này sẽ làm cho bé nôn, trớ hay bị ọc sữa khi được đặt nằm nghiêng.

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nôn, trớ sữa cũng thể có thể là do bé bú mẹ quá no hoặc mẹ cho bé bú sai cách hoặc cho bé mặc quần áo quá chật hoặc đeo bỉm quá chặt. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra ngay sau khi bé vừa ăn no, bú no mà bị thay đổi tư thế bằng cách đột ngột.

Nôn trớ sữa là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Nó không có ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của các bé. Tuy nhiên nôn trớ sữa đôi khi cũng sẽ là biểu hiện của những bệnh lý ở trẻ sơ sinh nên các bậc cha mẹ cũng cần hết sức chú ý. Trẻ dưới 12 tháng tuổi được xem là mắc chứng nôn trớ sinh lý khi các bé có hiện tượng trào ngược sữa hay nôn, trớ sữa nhiều hơn hai lần một ngày và kéo dài liên tục từ 3 tuần trở lên. Trong nhiều trường hợp, bé sẽ bị nôn liên tục, thậm chí và nôn vọt thành dòng. Tuy nhiên, việc nôn trớ sữa của các bé có thể sẽ kèm theo các triệu chứng buồn nôn, chậm lớn, lười ăn, khó nuốt hoặc có các triệu chứng bất thường.

Khi rơi vào tình trạng này, các bé có thể đã mắc phải một số bệnh lý như viêm đường ruột, tiêu chảy hay các bệnh lý về hô hấp hoặc bị dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa. Các bé cũng có thể bị mắc các bệnh ngoại khoa đường tiêu hóa như xoắn ruột lồng ruột hay tắc ruột, cũng có thể các bé bị rối loạn thần kinh thực vật là các môn vị,… Khi gặp phải tình trạng này, tốt nhất các mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế hoặc đến bệnh viện để được khám chữa bệnh một cách nhanh chóng nhất.

Trẻ bị nôn trớ sữa có nguy hiểm hay không?

Trẻ bị nôn trớ sữa nhiều khi không chỉ đơn giản là các triệu chứng bình thường do ăn no hay bị đầy hơi. Nếu các bé bị nôn trớ sữa và đi kèm với những triệu chứng khác thường thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nhất định.

Trẻ nôn trớ có nguy hiểm không

Vì vậy, để xác định xem việc trẻ bị nôn trớ sữa có nguy hiểm hay không? Các mẹ cần theo dõi tình trạng nôn trớ sữa của trẻ. Đồng thời, nếu thấy có sự bất thường cũng như có đi kèm các triệu chứng khác thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế và các cơ sở khám chữa bệnh để kịp thời khám chữa một cách nhanh nhất.

Đặc biệt, khi các bé bị nôn, trớ sữa một cách đột ngột và đi kèm với các dấu hiệu như quấy khóc, trướng bụng hoặc co giật thì tốt nhất các bạn mẹ đưa các bé đi điều trị càng sớm càng tốt.

Cách xử lý tình trạng các bé bị nôn sữa trớ sữa

Khi thấy các bé bị nôn, trớ sữa, cha mẹ không nên sốt ruột và hoảng hốt mà nên bình tĩnh xử lý theo các bước sau:

  • Đầu tiên, khi trẻ bị trớ sữa, cha mẹ phải nhanh chóng xoay ngay đầu trẻ ra một bên để trẻ không bị sặc. Rồi sau đó nên nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ theo thứ tự miệng trước và mũi sau. Các bố mẹ có thể làm sạch chất nôn trong miệng, mũi bé bằng cách hút hoặc quấn khăn đeo vào ngón tay để thấm hết chất nôn trong mồm và họng.

Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

  • Tiếp theo, các bố mẹ hãy khum tay và vỗ nhẹ hai bên lưng bé nhằm giúp trẻ giảm đầy hơi hoặc ho nốt những sữa hay chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.
  • Sau đó, các bố mẹ hãy tiến hành lau cổ và người trẻ bằng nước ấm và thay quần áo cho trẻ. Khi các bé đã hết nôn, trớ các bố mẹ hãy cho các bé uống nước ấm em từng thìa nhỏ một. Các bố mẹ cũng có thể cho bé bú mẹ hoặc bú mình một cách từ từ và ru cho bé ngủ. Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc chống nôn khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Cuối cùng, bố mẹ hãy tiếp tục theo dõi dấu hiệu nôn trớ của bé. Nếu bé vẫn tiếp tục nôn nhiều lần và kéo dài trong nhiều ngày thì nên đưa bé đến các cơ sở khám chữa bệnh để điều chỉnh một cách nhanh chóng nhất.

Các phương pháp để hạn chế tình trạng nôn trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng nôn, trớ của trẻ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa tình trạng nôn, trớ sữa ở trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ cần thay đổi cách ăn và lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt của bé và gia đình để giúp bé có được sức khỏe tốt nhất.

Chia nhỏ khẩu phần ăn của bé

Do trẻ sơ sinh có dung tích dạ dày khá nhỏ, chính vì vậy, để tránh trường hợp trẻ bị nôn sữa, trớ sữa thì các bố mẹ tránh để bé ăn quá nhiều trong một lần. Các mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn của bé thành nhiều phần khác nhau, cho bé bú nhiều lần, mỗi lần một lượng sữa nhất định để giúp bé tiêu hóa nhanh hơn và dễ dàng hơn. Đồng thời, giúp hạn chế tình trạng dạ dày của bé không chứa hết sữa dẫn đến trào ngược sữa ra bên ngoài.

Tuyệt đối không để bé nằm ngay sau khi ăn sữa

Vì hệ tiêu hóa của các bé còn chưa hoàn thiện nên trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ Nếu ngay sau khi ăn xong các mẹ đã cho bé nằm ngay thì tình trạng nôn trớ sữa của các bé rất dễ xảy ra. Chính vì vậy, sau khi cho các bé ăn sữa xong,  các mẹ nên nên tìm cách cho bé ợ hơi để giải thoát hết lượng khí thừa trong bụng bé, tránh cho bé bị đầy bụng khó tiêu và không nên cho các bé nằm ngay.

Cho các bé bú đúng cách

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn, trớ sữa ở trẻ nhỏ là do các bậc cha mẹ cho bé ăn sữa không đúng cách. Với những bé bú trực tiếp sữa mẹ, nhiều khi lượng sữa mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa mà bé có thể chứa trong dạ dày, do đó sẽ khiến sữa trong dạ dày bé bị trào ngược và dẫn đến tình trạng nôn trớ. Còn đối với những bé được các cha mẹ cho bú bình, nếu không bú đúng cách các bé cũng sẽ hút một lượng khí dư thừa đáng kể vào dạ dày, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé và khiến bé bị nôn trớ sữa.

Để hạn chế tối đa tình trạng này, khi cho bé bú hay ăn sữa bình, các mẹ nên cho bé ăn từ từ, tránh để bé ăn quá no vào mỗi lần. Đối với các bé bú bình thì mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ sao cho sữa luôn ngập cổ của bình và không để không khí len lỏi vào dạ dày của các bé.

Các phương pháp hạn chế trẻ nôn trớ

Cho bé ngủ đúng tư thế

Một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp các bé có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn mà cũng có thể cải thiện tình trạng bị nôn, trớ sữa các bé. Khi ngủ, các mẹ nên để đầu của bé cao một góc khoảng 30 độ để tránh các thực phẩm trong dạ dày bị trào ngược lên trong khi bé ngủ.

Cho các bé tránh xa khói thuốc lá

Khói thuốc không những sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ mà việc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc sẽ khiến cho các bé tăng tiết axit trong dạ dày nhiều hơn. Dẫn đến tình trạng nôn và trớ sữa. Bởi vậy các mẹ nên hạn chế không cho các bé tiếp xúc với môi trường khỏi thuốc để giảm tình trạng bị nôn trớ sữa ở trẻ.

Bổ sung thêm canxi cho bé

Các tình trạng bé bị nôn, trớ sữa trong khi ngủ và đi kèm với triệu chứng vặn mình và khó ngủ mỗi đêm đây chính là dấu hiệu cho thấy bé đang thiếu một lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Trong trường hợp này, các mẹ nên nhanh chóng bổ sung thêm lượng canxi đầy đủ để giúp các bé có thể phát triển một cách toàn diện. Cũng như hạn chế được tình trạng nôn trớ sữa do thiếu canxi.

Đưa các bé tự khám ở các cơ sở y tế

Khi thấy các bé bị nôn, trớ sữa một cách bất bình thường, các bậc cha mẹ nên nhanh chóng đưa các bé tới các bệnh viện hay trung tâm y tế để được các bác sĩ khám chữa và điều trị một cách nhanh chóng nhất. Cha mẹ cũng nên đưa bé đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín và chất lượng để đảm bảo bé được điều trị bằng cách tốt nhất.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hiện tượng nôn, trớ sữa ở trẻ nhỏ. Hi vọng thông qua bài viết này, các cha mẹ đã có thêm những kiến thức và thông tin về tình trạng nôn, trớ sữa ở trẻ cũng như các cách khắc phục và xử lý. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nếu các bạn có có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *