Nguyên nhân và cách điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh tốt nhất

Đối với trẻ sơ sinh, việc bị mắc mụn sữa là điều hoàn toàn bình thường và không thể tránh khỏi. Theo thống kê, có đến 20% các em bé sau khi sinh bị mụn sữa lấm tấm màu trắng nhỏ trên da. Nguyên nhân của tình trạng mụn sữa có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, như do thời tiết hay do da bé tiếp xúc với sữa mẹ. Hoặc da của bé không được vệ sinh cẩn thận, hoặc cũng có thể do trẻ ăn sữa của mẹ khi mẹ ăn nhiều các đồ ăn cay, nóng, có nguy cơ gây mụn sữa hoặc do các bé bị phì đại tuyến bã. Vậy mụn sữa có nguy hiểm đối với trẻ hay không? Cũng như mụn sữa có thể điều trị bằng cách nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mụn sữa ở trẻ sơ sinh thông qua bài viết này.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Trước khi tìm hiểu đến các nguyên nhân gây nên mụn sữa cũng như các cách chữa trị mụn sữa, chúng ta cần phải hiểu mụn sữa là gì?

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là gì

Mụn sữa là một dạng mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, mụn sữa được hình thành do hoạt động của hóc môn do trẻ nhận từ mẹ thông qua sữa mẹ hoặc do trẻ bị phì đại tuyến bã,… Có rất nhiều trẻ nhỏ sau khi mới sinh đã bị mọc mụn sữa trên cơ thể. Thông thường, các bé có thể bị nổi mụn sữa ngay sau vài tuần sau khi sinh. Mụn sữa cũng thường tập trung xuất hiện ở các vùng như má ,đôi khi mụn sữa cũng sẽ mọc trên trán, cằm hoặc là lưng của các bé.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh sẽ có dạng nốt li ti giống như nốt trứng cá, chúng có màu trắng và có các vùng da đỏ bao quanh. Tuy nhiên, khác với mụn trứng cá, mụn sữa và mụn trứng cá nhũ nhi không có nhân mụn hay nhân đầu đen, mụn sữa trên da bé có thể sẽ xuất hiện dưới dạng u nang có mủ hoặc là mụn nhọt màu trắng.

Khi các bé nổi nhiều mụn sữa là khi thân nhiệt của bé bị tăng lên hoặc là khi đó bé bị dị ứng do tiếp xúc với nước bọt, sữa mẹ hoặc các chất tẩy rửa không phù hợp với làn da của bé.

Thông thường, mụn sữa ở trẻ sẽ biến mất trong khoảng vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, nếu mụn sữa của bé kéo dài trên 3 tháng mà vẫn chưa khỏi thì các bạn nên cho bé đi khám da liễu để kiểm tra và điều trị mụn sữa.

Các dấu hiệu và triệu chứng của mụn sữa

Mụn sữa nổi bên ngoài bề mặt da nên không khó để các mẹ có thể phát hiện được các bé đang bị nổi mụn sữa. Cũng giống như mụn trứng cá ở các thanh thiếu niên và người lớn, mụn sữa ở các bé sơ sinh thường xuất hiện dưới dạng mụn đỏ hoặc là mụn nhọt, mụn mủ hoặc mụn đầu trắng, chúng cũng có thể mọc quanh các vùng da có nốt mụn màu đỏ.

Các dấu hiệu mụn sữa ở trẻ sơ sinh

 

Vị trí nổi mụn sữa cũng rất đa dạng. Có những bé bị mụn sữa trên mặt, nhưng cũng có bé bị mụn sữa ở trên cơ thể. Tuy nhiên, vị trí phổ biến nhất và thông thường nhất đó là các bé hay bị nổi mụn sữa trên vùng má và mũi. Một số bé sẽ bị mọc mụn sữa ở trán, cằm và da đầu. Ở trên cơ thể thì mụn sữa thường nổi trên cổ hoặc vùng lưng của các bé.

Các bé sẽ bị nổi nhiều mụn sữa hơn khi bị nóng trong người hay da bé bị dính nước bọt, sữa mẹ hay bé bị tiếp xúc với quần áo có chất vải thô ráp.

Nguyên nhân dẫn đến mụn sữa

Hiện nay, vẫn chưa có công bố chính thức nào về nguyên nhân chính xác dẫn đến mụn sữa, tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng tình trạng mụn sữa bị gây ra là do hooc môn của mẹ hoặc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân khác có thể được kể đến như

Các nguyên nhân gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh

  • Do dược tính của thuốc: Nguyên nhân này là do các mẹ dùng thuốc trong thời gian mang thai các bé và tác dụng phụ của thuốc gây ra đó chính là mụn sữa.
  • Cho bé uống sữa bột có chứa nhiều đạm Albumin: Nhiều bé không hợp với đạm albumin có trong sữa nên đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mụn sữa của bé.
  • Do mẹ ăn nhiều đồ nóng: Hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh, việc mẹ ăn nhiều đồ nóng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sữa cho bé ăn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân có thể gây nên mụn sữa trên da của trẻ.
  • Ngoài ra, tình trạng mụn sữa của bé cũng có thể bị gây nên do các bé bị phì đại tuyến bã.

Tuy nhiên, để xác định một cách chính xác nhất nguyên nhân gây nên tình trạng mụn sữa ở bé, các mẹ nên đưa bé đến các bệnh viện hay trung tâm da liễu để các bác sĩ kiểm tra và điều trị.

Cách điều trị mụn sữa

Khi bé bị nổi mụn sữa quá lâu trên 3 tháng mà không hết, các bố mẹ nên nhanh chóng đưa các bé tới bác sĩ và trung tâm da liễu đề kiểm tra và điều trị.

Điều trị mụn sữa theo lời khuyên của các bác sĩ

Thông thường, khi các bé bị nổi mụn sữa, mụn sữa sẽ thường tự hết sau một thời gian mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các bé bị nổi mụn sữa quá lâu, khoảng hơn 3 tháng vẫn không hết thì các mẹ nên đưa bé đến các bác sĩ da liễu để khám. Các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kem hoặc thuốc mỡ để thoa lên da bé, giúp bé có thể nhanh chóng hết tình trạng  bị mụn sữa.

Các bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về cho bé sử dụng, cũng như không sử dụng các loại thuốc dùng để trị mụn trứng cá cho người lớn hay các sản phẩm rửa mặt, kem dưỡng da khác nhau cho bé. Bởi làn da của các bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm, những phương pháp mà cha mẹ sử dụng nếu không đúng cách có thể làm cho tình trạng mụn sữa của các bé trở nên nghiêm trọng hơn. Hoặc thậm chí sẽ gây kích ứng da cho trẻ. Cho nên các bố mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo lời khuyên và sự tư vấn của các bác sĩ khi điều trị mụn sữa cho trẻ.

Các biện pháp điều trị mụn sữa tại nhà

Trong trường hợp các bé mới bị nổi mụn sữa chưa lâu, các mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau để hạn chế tình trạng mụn sữa của bé cũng như giúp mụn sữa có thể lặn đi nhanh chóng.

  • Thứ nhất, luôn giữ cho da của bé được sạch sẽ

Vì mụn sữa có thể nổi cả trên mặt lẫn trên cơ thể của các bé, cho nên các mẹ cần luôn chú ý giữ cơ thể của trẻ thật sạch bằng cách rửa mặt cũng như tắm cho bé bằng nước ấm hàng ngày. Các bạn cũng có thể sử dụng thêm nước ấm pha với xà phòng tắm riêng dành cho các em bé hoặc sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt không chứa xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh để tắm và rửa mặt cho bé. Tuy nhiên, các mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu trước khi sử dụng những sản phẩm này cho con.

  • Thứ hai, các mẹ không nên sử dụng các sản phẩm có độ tẩy mạnh

Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Chính vì vậy, các sản phẩm có chứa những hóa chất để trị mụn trứng cá cho người trưởng thành rất không an toàn cho làn da của bé. Các mẹ cũng không nên sử dụng các loại sữa tắm hay xà phòng có mùi thơm và có bọt xà phòng quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến da của bé.

Cách điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh tốt nhất

  • Thứ ba, các mẹ không nên sử dụng kem dưỡng da cho bé khi bé bị nổi mụn sữa.

Các loại kem dưỡng da có thể làm cho tình trạng mụn sữa của bé trở nên nặng thêm. Chính vì vậy, cha mẹ không nên sử dụng kem dưỡng da cho bé trong thời gian bé đang bị mụn sữa.

  • Thứ tư, không chà xát lên các vùng da bị mụn sữa của bé

Các mẹ tuyệt đối không nên chà xát bằng khăn lên các vùng da bị mụn sữa của bé. Bởi vì điều này sẽ khiến tình trạng mụn sữa của bé trở nên nặng hơn. Thay vào đó, các mẹ hãy lau mặt cho trẻ một cách nhẹ nhàng bằng khăn mềm theo chuyển động tròn hoặc vỗ nhẹ lên da mặt của bé đều thấm hút nước cũng như để rửa mặt.

  • Thứ năm, không nặn mụn sữa của bé

Các mẹ tuyệt đối không được nặn mụn sữa có trên mặt của bé hoặc có trên cơ thể bé. Bởi điều này sẽ gây kích ứng da và làm cho tình trạng mụn sữa của bé trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có thêm những thông tin và kiến thức về mụn sữa. Cũng như đã biết được các phương pháp điều trị mụn sữa cho trẻ. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp các thắc mắc của các bạn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *