Thường thì tưa lưỡi không nguy hiểm gì đến sức khỏe trẻ em, nhưng cũng khó tránh ảnh hưởng khi mà bé sẽ thấy đau, khó chịu, rồi lại biếng ăn. Một số mẹo hay trị tưa lưỡi cho trẻ dưới đây có thể sẽ phần nào giúp các mẹ chăm sóc bé tốt hơn.
Sữa mẹ là nguồn sữa quan trọng nhất trong những năm đầu đời cho bé. Nhưng hiện nay nhiều bé mới chào đời đã bị thiệt thòi vì không được bú sữa mẹ, do rất nhiều nguyên nhân như: mẹ phải đi làm sớm, mẹ bị bệnh, sữa mẹ tiết ra ít hay đầu ti của mẹ bị tụt… khiến mẹ phải nuôi bộ hoàn toàn.
Việc nuôi bé bằng sữa ngoài vừa gây tốn kém về kinh tế vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ bé sẽ rất vất vả trong cách chăm sóc bé từ việc pha sữa hàng ngày cho tới việc vệ sinh cá nhân cho con.
Những bé nuôi bộ thì việc ăn sữa ngoài khó tránh khỏi những cặn sữa sau khi ăn sẽ bám lại trên lưỡi, để lâu ngày sẽ phủ một lớp trắng trên lưỡi. Bé sẽ cảm thấy khó chịu, đau dẫn đến bé biếng ăn. Vì vậy, mẹ cần phải vệ sinh cho bé thường xuyên. Dưới đây là các cách chữa tưa lưỡi cho bé.
Đối với bé sơ sinh
Cách 1: Lấy một ít rau ngót, rửa sạch bằng nước sôi để nguội đem giã lấy nước rồi dùng khăn thấm và lau lưỡi cho bé. Cách này rất hiệu quả. Các bác sĩ cũng khuyên nên sử dụng cách này.
Cách 2: Pha nước muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1% và dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước vệ sinh miệng cho bé nhẹ nhàng.
Cách 3: Vệ sinh núm vú, bình đựng sữa trước và sau khi bé bú để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn bằng cách thường xuyên luộc kỹ các đồ pha sữa cho bé.
Đối với bé trên 1 tuổi
Cách 1: Đối với bé trên 1 tuổi mẹ bé có thể sử dụng mật ong vệ sinh miệng và họng cho bé. Vì nồng độ đường tự nhiên trong mật ong có chất sát khuẩn tốt.
Nếu dùng mật ong vệ sinh ngoài việc sạch miệng cho bé, bé sẽ không bị mắc bệnh viêm họng. (Nếu mẹ nào cẩn thận thì có thể hấp mật ong rồi hãy làm với bé).
Cách 2: Những bé bị tưa lưỡi thích hợp ăn các loại hoa quả có tính lạnh như: lê, dưa hấu, chuối, xoài… và không nên để bé ăn nhiều trái vải, vì vải nóng, ăn nhiều chỉ khiến cơ thể bé thêm bực bội, khó chịu.
Lưu ý
Nên vệ sinh miệng cho bé thường xuyên vào buổi sáng sớm, trong ngày 1 đến 2 lần nhưng nên vệ sinh miệng cho bé trước bữa ăn nếu không bé sẽ bị nôn trớ sữa.
Mẹ bé không nên tìm mọi cách để cạo sạch đi những đốm trắng này cho bé, vì bé còn quá nhỏ nên có thể khiến bé bị chảy máu lưỡi. Ngoài ra, nếu dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.
Bài viết liên quan
Tại sao sữa non Alpha Lipid dừng phân phối tại Việt Nam
[...]
Th8
Công nghệ BIOLACTOL là gì? Có tốt hơn công nghệ Alpha Lipid không?
Công nghệ BioLactolTM là phức hợp lipid sữa độc đáo được thiết kế để bảo [...]
Th11
Cách pha sữa non Colostrum với sữa công thức chuẩn nhất
Sữa non Colostrum được các ông bố bà mẹ trên toàn thế giới biết đến [...]
Th8
Sữa non uống kèm sữa công thức – Có nên pha cùng hay không?
Đối với trẻ nhỏ sữa non và sữa công thức thì nó đều có những [...]
Th8
Sữa Tăng Cân cho bé nên dùng cho trẻ còi xương chậm lớn
Bé lười ăn, còi xương, chậm lớn? Làm sao để khắc phục tình trạng này? [...]
Th3
Mama sữa non Star Biotic có tốt không? Giá bao nhiêu?
Nếu như con của bạn đang gặp phải tình trạng biếng ăn, chậm lớn, hấp [...]
Th1