Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu? Cách hâm sữa mẹ chính xác

Hiện nay có rất nhiều mẹ bầu sau khi sinh lựa chọn phương pháp hút sữa, sau đó để đông lạnh rồi khi sử dụng hâm nóng lại sữa cho các bé sử dụng. Tuy nhiên, các mẹ có biết sữa mẹ hâm nóng chỉ có thể sử dụng nào trong một khoảng thời gian nhất định. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu thông qua bài viết này.

Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?

Thông thường, sữa mẹ sau khi vắt ra nếu không cho các bé sử dụng ngay thì cần được bảo quản trong ngăn mát hoặc trong ngăn đá của tủ lạnh. Bởi vì khi để bên ngoài, các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào sữa mẹ và làm sữa bị chua cũng như làm biến đổi các chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết trong sữa mẹ, hạn chế việc sữa bị biến đổi. Do đó, việc bảo quản sữa mẹ bằng tủ lạnh là một trong những phương pháp vô cùng phổ biến và được nhiều người lựa chọn sử dụng.

Hâm nóng sữa mẹ để được bao lâu

Sữa mẹ sau khi cấp đông trong tủ lạnh muốn sử dụng thì cần hâm nóng sữa lên. Bởi dùng sữa lạnh cho bé bú sẽ làm cho bé bị tổn thương răng, nướu cũng như hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, sữa mẹ sau khi hâm nóng không thể để được trong khoảng thời gian dài mà chỉ nên sử dụng tối đa trong vòng 24h, nếu quá 24h các mẹ nên bỏ sữa mẹ đã được hâm nóng đi.

Cách hâm nóng sữa mẹ chính xác

Bên cạnh việc chỉ được sử dụng sữa được hâm nóng trong vòng 24 giờ đầu, các mẹ cũng cần phải biết cách hâm nóng sữa chính xác để đảm bảo các chất dinh dưỡng có trong sữa để bảo vệ sữa. Cũng như ngăn chặn các vi khuẩn không xâm nhập vào sữa trong quá trình hâm nóng.

Đối với sữa vừa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, các mẹ sau khi lấy sữa ra hãy ngâm sữa và trong nước ở nhiệt độ khoảng 40 độ C. Một lúc sau khi sửa không còn quá lạnh, đã hơi ấm các mẹ nên lấy cho bé ăn ngay. Tuyệt đối các mẹ không được ngâm sữa trong nước quá nóng bởi nước quá nóng sẽ làm mất các dưỡng chất cũng như các kháng thể tự nhiên có trong sữa mẹ.

Cách hâm nóng sữa mẹ chính xác nhất

Đối với các mẹ bảo quản sữa ở ngăn đá tủ lạnh thì bên cạnh người hâm nóng sữa các mẹ còn phải rã đông sữa. Tốt nhất là trước khi sử dụng một ngày các mẹ nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh để sữa rã đông. Sau khi sữa chảy hoàn toàn trở thành dạng lỏng và không có lớp đá đóng xung quanh thì các bạn hãy nhẹ nhàng lắc đều để lớp sữa và lớp chất béo được hòa quyện với nhau.

Sau đó, các mẹ cho sữa vào bình hâm ở nhiệt độ 40 độ C trước khi cho bé ăn. Đây là nhiệt độ tốt nhất để các chất dinh dưỡng trong sữa không bị tác động cũng như ở sữa nhiệt độ này sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Các mẹ nên chú ý khi hâm sữa tuyệt đối không được lắc mạnh bình sữa hay làm nóng sữa một cách đột ngột ở nhiệt độ cao. Bởi những hành động này sẽ làm đứt gãy cấu trúc của một số phân tử protein bảo vệ trong sữa hay chính là các kháng thể ở trong sữa. Từ đó làm mất đi các tính năng bảo vệ tự nhiên có trong sữa, bởi các kháng thể như lysozyme hay lactoferrin ở trong sữa chỉ phát huy được khả năng của nó khi ở đúng dạng cấu trúc phân tử ban đầu.

Kể cả khi bé không sử dụng hết sữa được hâm nóng các mẹ cũng không nên tận dụng nguồn sữa này để làm sữa chua mà bắt buộc phải bỏ đi. Bởi sữa sau khi được rã đông và hâm nóng, sữa sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi sử dụng.

Có nên cho bé dùng sữa mẹ bị biến đổi màu và có mùi lạ sau khi bảo quản

Hiện nay, bảo quản sữa bằng cách cấp đông sữa là một việc làm vô cùng phổ biến và thường thấy ở các mẹ sau sinh. Bởi không phải lúc nào các mẹ cũng có mặt ở nhà để cho bé ăn đúng bữa. Cũng như không phải lúc nào các mẹ cũng có đủ lượng sữa để cung cấp cho các bé. Tuy nhiên, sau khi bảo quản sữa ở ngăn đá hay ngăn mát tủ lạnh sữa mẹ thường sẽ có mùi tanh hay có các mùi lạ khác như mùi xà phòng, mùi mỡ,… Khi này các mẹ sẽ lo lắng, không biết có nên cho bé sử dụng sữa này hay không? Cũng như sữa mẹ có mùi lạ liệu đã được bảo quản đúng cách hay chưa.

Có nên dùng sữa bị biến đổi màu và vị sau bảo quản

Trả lời cho câu hỏi này các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Bởi đây là những hiện tượng vô cùng bình thường ở sữa bởi do tác động của nhiệt độ, các enzyme lipase đã bẻ gãy phân tử một số chất có trong thành phần của sữa mẹ. Nên dẫn đến việc sữa có mùi lạ, tuy nhiên việc này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến thành phần cũng như chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Nên sữa mẹ có mùi lạ hay mùi tanh sau khi bảo quản vẫn hoàn toàn an toàn và có thể cho các bé sử dụng. Tuy nhiên, sữa có mùi sẽ khiến cho các bé khó ăn sữa hơn hoặc ăn ít hơn. Nên các mẹ cũng cần lưu ý khi cho bé ăn sữa đã được hâm nóng.

Nhìn chung, sữa mẹ sau khi được bảo quản ở ngăn đá, được rã đông và hâm nóng đúng cách hoàn toàn an toàn và không tiềm ẩn các nguy cơ gây nguy hiểm cho các bé. Tuy nhiên, các sản phẩm sữa này không được sử dụng trong thời gian dài mà chỉ nên cho các bé sử dụng trong vòng 24 giờ đầu. Và tuyệt đối các mẹ cũng không nên tái sử dụng các sản phẩm sữa này để làm sữa chua hay làm các chế phẩm khác từ sữa. Bởi vì sau 24 giờ đầu, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào các sản phẩm sữa đã được hâm nóng và sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các bé.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về việc sữa hâm nóng có thể sử dụng được trong bao lâu. Hy vọng thông qua bài viết này các mẹ đã hiểu hơn về cách hâm nóng sữa cũng như thời gian sử dụng sữa sau khi được hâm nóng.

Rate this post