Hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị nanh sữa

Hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một tình trạng hiếm gặp. Đây là một tổn thương lành tính, gây ít biến chứng. Tuy nhiên các mẹ cần được cung cấp đầy đủ thông tin về nanh sữa để giảm bớt tổn thương cho trẻ. Bài viết dưới đây liên quan đến những điều cần biết về nanh sữa ở trẻ.

Nanh sữa là gì?

Nanh sữa hay là nang lợi chỉ biểu hiện ở trẻ sơ sinh xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng hoặc màu vàng trên lợi. Rất nhiều người bị lầm tưởng đây là hiện trạng của việc thừa canxi ở trẻ hoặc do quá trình bú sữa, cặn sữa còn sót lại trên lợi của bé. Sự lầm tưởng này có thể làm tổn thương lợi của bé vì rất có thể các mẹ lấy tay hoặc các vật dụng khác để làm sạch chúng.

Nanh sữa là gì?

Bản chất của năng sữa là có chứa thành phần Keratin, là loại nanh có vỏ mỏng, có sữa màu trắng do các vùng tế bào hình thành trong quá trình thoái hóa biểu mô sừng hóa. Nếu xuất hiện ở trong vòm miệng có thể là bị vùi kẹt dưới niêm mạc trong thời kỳ bào thai, do các mảnh vụn trong tuyến nước bọt kết lại.

Biểu hiện bé mọc nanh sữa

Khi nhìn vào trong miệng của bé nếu thấy xuất hiện một hay nhiều nốt màu trắng hoặc màu vàng có kích thước từ 2 mm đến 3 mm hoặc có một số trường hợp hiếm gặp là các nốt này có thể to đến 1cm thì rất có thể bé đang mọc nanh sữa. Nanh sữa có thể xuất hiện ở lợi hàm trên hoặc lợi hàm dưới.

Biểu hiện bé mọc nanh sữa

Nanh sữa có nguy hiểm cho trẻ sơ sinh không

Nanh sữa xuất hiện ở trẻ sơ sinh là một loại tổn thương lành tính, là một biểu hiện khá phổ biến ở trẻ em và thường ít xuất hiện biến chứng. Trong thời gian ngắn nó có thể tự biến mất.

Nanh sữa có nguy hiểm không

Trẻ có thể quấy khóc hoặc sốt nhẹ. Đây có thể được coi là biểu hiện nặng của hiện tượng đang mọc nanh sữa nên đưa bé gặp bác sĩ trong trường hợp này. Một số trường hợp khác bé có thể bị đau nhức, ngứa ngáy, cảm thấy khó chịu, bé có thể bỏ ăn hoặc nanh sữa xuất hiện các nốt màu đỏ, sưng nhẹ tại dưới mỗi chân của nanh sữa, có thể bị loét do nanh sữa rất có thể đã bị nhiễm khuẩn do mẹ không vệ sinh miệng cho bé trường hợp này không đúng cách.

Nếu bé không có biểu hiện về sự khó chịu bởi nanh sữa đang mọc thì các mẹ có thể yên tâm, bé sẽ tự khỏi trong vòng hai tuần.

Cách chữa trị nanh sữa

Tùy vào mức độ mà có thể có những cách chữa trị nanh sữa cho bé là khác nhau. Trường hợp nặng thì cần phải đưa đến bác sĩ, các mẹ ở nhà không nên tự ý chích vào các nanh sữa vì không đảm bảo được tính vô khuẩn cũng như kỹ thuật dẫn đến tình trạng nanh sữa của bé nặng hơn, có thể bị lở loét.

Hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Sau khi được bác sĩ thăm khám và xem xét kỹ lưỡng nếu các nanh sữa này cần phải chích thì bắt đầu tiến hành bôi một lượng thuốc gây tê vừa đủ để làm giảm đau cho bé, tránh việc trong quá trình chữa trị các bé bị tổn thương, khóc thét, bé không hợp tác dẫn đến khó chữa trị. Vì măng sữa có một lớp vỏ mỏng nằm ngay sát niêm mạc nên chỉ cần sử dụng dụng cụ y tế có đầu nhọn, làm rách lớp võ thì ngay lập tức chất lỏng trắng sẽ trào ra. Vết thương sẽ tự khỏi từ một đến hai ngày.

Cách chữa trị nanh sữa

Sau khi chữa trị, bé cũng có thể bị tái phát nanh sữa nhưng ở những vị trí khác nhau. Hằng ngày các mẹ nên cho bé uống một ngụm nước sao mỗi lần cho ăn vì nó giúp bé làm sạch khoang miệng hơn. Tránh việc miệng bé bị nhiễm khuẩn gây tổn thương lợi.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến những hình ảnh nanh sữa của bé. Các mẹ cần tham khảo kỹ lưỡng để tránh tình trạng của bé trở nên nặng hơn. Bạn đọc có thể để lại thắc mắc hay câu hỏi dưới bài viết và sẽ được phản hồi trong thời gian ngắn nhất.

5/5 - (1 bình chọn)