Trà sữa là một thức đồ uống hết sức phổ biến. Đây thậm chí là món khoái khẩu của rất nhiều người. Với hương vị thơm ngon, vô cùng đa dạng đi kèm với đó là những topping hấp dẫn. Trà sữa đã dễ dàng trở thành món đồ uống yêu thích của tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ. Hiện nay, có những người đã coi trà sữa là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình. Hay thậm chí có những người uống từ 2 đến 3 ly trà sữa mỗi ngày. Vậy uống nhiều trà sữa có tốt hay không? Một ly trà sữa bao nhiêu calo? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về trà sữa cũng như các thành phần dinh dưỡng của trà sữa thông qua bài viết này.
Thành phần của trà sữa
Trà sữa hay còn được gọi là trà sữa trân châu là sự kết hợp giữa trà và sữa tùy theo tỉ lệ khác nhau giữa các cửa hàng. Cùng với đó là các topping khác như trân châu, thạch, pudding, đậu đỏ, kem cheese, trái cây, bánh Oreo,… Tất cả tạo nên một ly trà sữa thơm ngon và hấp dẫn. Khiến cho mọi người khó lòng có thể cưỡng lại được. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về các thành phần và các chất dinh dưỡng có trong trà sữa.
Đường
Đường chính là thành phần quan trọng không thể thiếu trong mỗi ly trà sữa. Đường cũng chiếm tỷ lệ vô cùng cao trong trà sữa. Một ly trà sữa size M trung bình của chứa khoảng 55 gam đường. Đây là một lượng đường khá cao so với lượng đường con người cần tiêu thụ trong 1 ngày.
Theo tiêu chuẩn của ủy ban tăng cường sức khỏe Singapore (HPB) một người lớn trưởng thành nên tiêu thụ khoảng từ 40 đến 50 gam đường. Hay theo tiêu chuẩn của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, đối với người trưởng thành là nữ giới chỉ nên tiêu thụ 25g đường một ngày và nam giới chỉ nên tiêu thụ 37,5g đường một ngày.
Như vậy, có thể thấy, lượng đường trong trà sữa đã vượt quá lượng đường mà cơ thể cho phép tiêu thụ trong một ngày. Nếu điều này nếu xảy ra lâu dài sẽ có ảnh hưởng rất nguy hiểm tới sức khỏe của người uống trà sữa. Vì vậy, khi uống trà sữa các bạn cần hết sức lưu ý, nên chọn các sản phẩm trà sữa có lượng đường vừa phải. Hoặc uống các sản phẩm trà sữa giảm đường để tránh các bệnh lý về tiêu hóa và tránh tiêu thụ quá nhiều đường trong một ngày.
Tinh bột
Trà sữa thường đi kèm với các topping trân châu. Thành phần chính của trân châu chính là tinh bột. Trân châu được làm từ tinh bột lọc hoặc tinh bột sắn. Chúng chiếm khoảng 80% tinh bột và có khoảng 20% là đường ở dạng cô đặc và các hương liệu thực phẩm và chất xơ khác tỷ lệ chiếm dưới 1%.
Tinh bột được cấu tạo từ các chuỗi phân tử đường. Sau khi được tiêu hóa, chúng bị chuyển hóa thành đường đơn tức là glucozơ và sau khi vào cơ thể chúng sẽ làm tăng lượng đường trong máu một cách đột ngột. Không những vậy, trân châu ngoài tinh bột và một số các chất hóa học và đường khác, chúng hoàn toàn không có chất dinh dưỡng nào. Bởi vì chúng không hề chứa vitamin và khoáng chất. Do đó, việc ăn quá nhiều trân châu cũng có thể gây ảnh hưởng xấu và gây nguy hiểm tới sức khỏe của người dùng.
Chất béo
Đây cũng là một thành phần chủ yếu và không thể thiếu trong trà sữa. Chất béo trong trà sữa chính là dầu thực vật được hydro hóa. Đây là một loại axit béo dạng trans có tác động làm giảm lượng hoóc môn nam và khống chế sức sống của tinh trùng. Bởi vậy, nam giới cần hết sức lưu ý khi sử dụng trà sữa.
Không chỉ vậy, những chất béo có trong kem và bột béo của trà sữa là loại chất béo chuyển hóa làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu và làm giảm cholesterol tốt. Chính vì vậy, chúng có nguy cơ gây tắc nghẽn mạch máu và ảnh hưởng đến hệ tim mạch của người sử dụng trà sữa.
Các thành phần khác của trà sữa
Bên cạnh các thành phần chính trên, trong một ly trà sữa còn có thể có thêm rất nhiều thành phần khác như pudding trứng, kem phô mai, thạch đậu đỏ rau câu hay bánh oreo. Đồng thời, để tạo hương vị cho trà sữa, người ta còn sử dụng các loại siro hoa quả hay matcha. Đây cũng là một nguồn cung cấp lượng calo lớn cho cơ thể và chúng thậm chí không có chất dinh dưỡng. Việc sử dụng nhiều các chất này còn gây hại cho hệ tiêu hóa cũng như hệ sức khỏe của con người.
Một ly trà sữa chứa bao nhiêu calo
Từ những phân tích trên có thể thấy, lượng calo có trong một ly trà sữa hoàn toàn không hề nhỏ. Theo thống kê, một ly trà sữa trân châu 500ml sẽ chứa khoảng 280 calo trong đó có 0,6 gam chất béo 86 g Cacbohidrat và 1,2 gam protein.
Lượng calo khổng lồ này đến từ lượng lớn đường giữa và các topping đi kèm được thêm vào trà sữa. Sử dụng nhiều các loại tinh bột này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
Tuy nhiên, nếu sử dụng trà sữa với lượng đường thấp thì lượng calo cũng theo đó mà giảm đi. Một muỗng cà phê đường có chứa tới 16 calo, nếu giảm đường thì cốc trà sữa của bạn sẽ dao động từ khoảng 200 đến 280 calo.
Cùng với đó, nếu các bạn thêm các loại topping khác nhau vào trà sữa như pudding trứng, thạch củ năng, kem cheese, thạch rau câu, đậu đỏ,… Chúng sẽ làm calo của ly trà sữa lên đến 350 tới 400 calo trên một ly. Chính vì vậy, các bạn cần hết sức cân nhắc trước khi thêm popping vào ly trà sữa của mình để tránh dung nạp quá nhiều calo vào cơ thể gây tình trạng tăng cân, béo phì.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, với một ly trà sữa từ 350 đến 500 calo, để tiêu hao hết lượng năng lượng này ước tính con người cần phải chạy bộ khoảng 33 phút tương đương với khoảng 10 km. Hoặc đạp xe đạp 42 phút hoặc khiêu vũ 98 phút. Như vậy, có thể thấy, lượng calo trà sữa cung cấp cho cơ thể của chúng ta quả thực rất lớn và khổng lồ.
Nên uống bao nhiêu ly trà sữa một ngày?
Trà sữa là một loại thực phẩm ngon miệng tuy nhiên giá trị dinh dưỡng chung đem lại cho cơ thể lại vô cùng thấp. Chính vì vậy, chúng ta không nên uống quá nhiều trà sữa. Sẽ rất khó để trả lời chính xác cho câu hỏi nên uống bao nhiêu ly trà sữa một ngày. Tuy nhiên, các bạn có thể căn cứ vào các yếu tố như cơ địa, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống của bản thân mình để cho ra một đáp án hợp lý.
Người bình thường có thể uống từ 2 đến 3 ly trà sữa mỗi tuần. Tuy nhiên, để tốt nhất cho sức khỏe cũng như hạn chế tình trạng bị tăng cân do uống trà sữa, các bạn chỉ nên uống trà sữa khi thật sự muốn. Và không nên lạm dụng trà sữa giống như một loại nước giải khát để sử dụng hàng ngày.
Các tác hại của việc uống uống quá nhiều trà sữa
Nếu dung nạp một lượng lớn trà sữa vào cơ thể trong một thời gian dài, các bạn sẽ phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe như:
Cơ thể sẽ bị dung nạp quá nhiều lượng đường, tinh bột và chất béo bão hòa, axit béo,… Dẫn đến ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Lượng calo, đường dung nạp vào cơ thể sẽ quả cao ẩn làm chứa nguy cơ về đái tháo đường và béo phì. Thậm chí gây tăng cân nhanh và mất kiểm soát.
Uống lượng lớn trà sữa có thể gây tình trạng thừa canxi và dẫn đến sỏi thận.
Khi uống trà sữa vào buổi tối, chất cafein có trong trà sữa sẽ có thể gây khó ngủ cho người uống. Ngoài ra, chất cafein này còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, chúng làm giảm khả năng hấp thụ sắt. Và việc uống trà sữa thường xuyên sẽ gây khó thở, chóng mặt, hay khiến cho tim đập nhanh,…
Các hương liệu nhân tạo, bột màu và một số chất khác có trong trà sữa có nguy cơ gây tổn thương tới khi các cơ quan nội tạng. Như ảnh hưởng xấu tới chức năng gan, thận và hệ tim mạch. Đồng thời, uống các sản phẩm trà sữa không rõ nguồn gốc còn tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Cách uống trà sữa đúng cách và an toàn
Trà sữa là một thức uống vô cùng phổ biến hiện nay. Sẽ rất khó để bắt một người nào đó không được phép uống trà sữa. Tuy nhiên, các bạn có thể để yên tâm uống trà sữa nếu áp dụng những phương pháp sau đây.
Uống trà sữa size nhỏ
Thông thường trà sữa thường có size phổ biến đó là S M L. Một cốc trà sữa size M sẽ chứa khoảng 500 ml trà sữa và có khoảng 280 calo. Nếu các bạn thêm topping thì có thể lên đến 300 đến 500 calo. Bởi vậy, khi quyết định uống trà sữa, các bạn nên chọn một ly trà sữa size nhỏ để hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể. Cũng như có thể yên tâm uống trà sữa mà không sợ tăng cân.
Nên uống trà sữa ít đường và ít topping
Các topping được cho vào trà sữa như trân châu, pudding, thạch, kem cheese,… cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến lượng calo lớn ở trà sữa. Cũng như gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, khi chọn mua các sản phẩm trà sữa, các bạn nên giảm lượng đường xuống còn khoảng 30 hoặc 50%. Và cũng nên giảm bớt các loại topping đi kèm như trân châu, đậu đỏ, pudding hay các loại thạch khác,… Các bạn chỉ nên chọn một loại topping mà mình yêu thích để tránh việc dung nạp quá nhiều calo vào cơ thể, dẫn đến thừa cân béo phì.
Hãy mua trà sữa những cửa hàng uy tín
Bản thân trà sữa đã tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Chính vì vậy, nếu các bạn còn mua các sản phẩm trà sữa tại những cửa hàng không uy tín, kém chất lượng thì rất có thể các bạn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cũng như hấp thụ những chất hóa học xấu vào trong cơ thể.
Bởi vậy, hãy chọn một cửa hàng uy tín và chất lượng để an tâm về chất lượng sản phẩm trà sữa bạn sẽ uống.
Không uống trà sữa sau khi ăn
Nếu uống trà sữa sau khi ăn các bạn rất có thể sẽ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa. Ở trong trà sữa có chứa chất làm hạn chế khả năng hấp thụ protein của cơ thể. Uống trà sữa ngay sau bữa ăn còn làm loãng dịch vị dạ dày của bạn ảnh. Gây ảnh hưởng xấu tới quá trình tiêu hóa. Chính vì vậy, các bạn tuyệt đối không nên uống trà sữa sau khi ăn xong.
Hãy thay trà sữa bằng trà trái cây
Bên cạnh trà sữa, còn có rất nhiều loại trà trái cây khác vô cùng thơm ngon nhưng lại rất có lợi cho sức khỏe. Nên các bạn có thể thử đổi sang uống các loại trà này để đảm bảo vừa có một thức uống ngon lại an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về trà sữa. Cũng như một ly trà sữa có bao nhiêu calo và các cách uống trà sữa an toàn. Các bạn hãy làm một người thưởng thức thông minh, tinh tế thế để đảm bảo mình vẫn có thể thưởng thức những đồ uống thơm ngon mà không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bản thân.
Bài viết liên quan
Tại sao sữa non Alpha Lipid dừng phân phối tại Việt Nam
[...]
Th8
Công nghệ BIOLACTOL là gì? Có tốt hơn công nghệ Alpha Lipid không?
Công nghệ BioLactolTM là phức hợp lipid sữa độc đáo được thiết kế để bảo [...]
Th11
Cách pha sữa non Colostrum với sữa công thức chuẩn nhất
Sữa non Colostrum được các ông bố bà mẹ trên toàn thế giới biết đến [...]
Th8
Sữa non uống kèm sữa công thức – Có nên pha cùng hay không?
Đối với trẻ nhỏ sữa non và sữa công thức thì nó đều có những [...]
Th8
Sữa Tăng Cân cho bé nên dùng cho trẻ còi xương chậm lớn
Bé lười ăn, còi xương, chậm lớn? Làm sao để khắc phục tình trạng này? [...]
Th3
Mama sữa non Star Biotic có tốt không? Giá bao nhiêu?
Nếu như con của bạn đang gặp phải tình trạng biếng ăn, chậm lớn, hấp [...]
Th1