Dự trữ sữa mẹ đã không còn quá xa lạ đối với cuộc sống hiện đại ngày nay. Người mẹ có thể lấy sữa bằng nhiều phương pháp khác nhau, có thể dùng máy hỗ trợ hoặc bằng tay. Bài viết này, chúng tôi muốn đề cập tới phương pháp được cho là thoải mái hơn phương pháp còn lại. Vắt sữa bằng tay là phương pháp được khá nhiều lựa chọn.
Vắt sữa bằng tay có làm mất sữa không?
Nhiều câu hỏi đặt ra cho việc vắt sữa bằng tay trong đó vấn đề vắt sữa bằng tay có làm mất sữa hay không – câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Câu trả lời sẽ là không vì một số nguyên do sau:
- Thứ nhất: bạn cần phải hiểu về cơ chế tiết sữa của mẹ sau khi sinh. Đường dẫn sữa càng rỗng nang thì sữa sẽ tiết càng mau, càng nhiều. Khi có lực tác dụng vào bầu ngực của mẹ, chất prolactin được tiết ra – đây là chất kích thích sữa mẹ được sản sinh.
- Thứ hai, khi đã hiểu được cơ chế tiết sữa nêu trên thì bạn sẽ hiểu được nguyên nhân mất sữa của mình khi sử dụng phương pháp này. Có thể do trong quá trình massage, vắt sữa người mẹ thực hiện sai cách dẫn đến tuyến sữa bị tắc. Sữa không tiết ra được.
Tóm lại, vắt sữa bằng tay là an toàn và không làm mất sữa mẹ như nhiều người đã nghĩ.
Cách kích sữa bằng tay trước khi vắt sữa
Để sữa tiết ra được nhiều nhất có thể trong một lần lấy, người mẹ cần phải thực hiện bước này trước khi vắt sữa.
- Đầu tiên là mát xa ngực: Các mẹ dùng tay xác định các vị trí tế bào tiết sữa và mát xa chúng. Điều này bắt đầu kích thích tuyến sữa và là nền tảng cho các bước tiếp sau đó.
- Từ vị trí các tế bào tiết sữa, di chuyển ngón tay chuyển động theo hình tròn xung quanh ngực. Sau đó nhấn một cái vào điểm trên vú rồi lại xoa bóp trong vài giây.
- Di chuyển đến những vị trí tiếp theo, tuyệt đó không tách rời tay ra khỏi ngực trong khoảng thời gian này.Thực hiện các bước nêu trên, xoa bóp theo hình tròn, bắt đầu từ những điểm phía trên cùng và dần di chuyển về đầu ti.
- Sau khi massage ngực, các mẹ buông ngực theo một đường thẳng từ núm vú xuống để bầu ngực được cảm giác thoải mái, thư giãn nhất, kích thích sữa chảy theo đường thẳng đó.
- Tiếp theo là lắc sữa: Hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng để sữa được rơi ra ngoài một cách tự nhiên theo đúng trọng lượng của nó
Cách vắt sữa bằng tay
Sau khi đã kích thích các tuyến sữa. Các mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ các vật dụng để đựng sữa. Các vật dụng này cần phải được tiệt trùng và để khô ráo.
Các mẹ cần vệ sinh sạch sẽ ngực và tay thì cần phải được sát khuẩn. Đảm bảo sữa được vô trùng nhất.
Cần lựa chọn một tư thế ngồi thoải mái nhất trong việc vắt sữa. Tư thế ngồi thẳng, hơi nghiêng người về phía trước. Tư thế này giúp bạn có thể dễ dàng vắt được sữa và vắt được nhiều hơn so với việc đứng hoặc nằm.
Thực hiện vắt sữa: Đầu tiên dùng một tay nâng ngực lên, ngón trỏ để ở dưới bầu vú ở gần quầng vú nhất. Sau đó phải thật nhẹ nhàng dùng các ngón tay ấn vào bầu ngực để sữa ra ngoài. Cần lưu ý phải giữ nguyên lực và dùng ngón trỏ ngón cái ấn xuống quầng vú về phía trước. Tuyến sữa sẽ chảy theo hướng này ra ngoài. Cuối cùng là người mẹ hãy nới vòng tay của mình ra,thực hiện lại các động tác nêu trên và thực hiện với phần ngực còn lại khi thấy sữa ở phần ngực này có xu hướng chạy chậm hơn .
Thời gian thực hiện tối thiểu cho việc vắt sữa của mỗi bên ngực là từ ba đến năm phút. Bé có thể sử dụng ngay sau khi vắt hoặc mẹ có thể trữ đông cho lần khác sử dụng.
Một số lưu ý khi sử khi dùng tay vắt sữa
– Đối với những người mẹ lần đầu lấy sữa theo phương pháp này, cần phải luyện tập nhiều và xác định đúng các vị trí tuyến sữa là điều vô cùng quan trọng.
– Trước khi vắt sữa các mẹ có thể làm ấm ngực để ngực được cảm giác thoải mái nhất.
– Trong quá trình vắt sữa các mẹ hãy tránh việc dùng lực bóp hay vuốt ngực theo chiều dọc quá mạnh vì sẽ làm tổn thương đến cách nang sữa.
– Không bỏ sót bất kỳ một điểm nào trên ngực trong quá trình mát xa.
– Tay, bầu ngực và dụng cụ đựng sữa cần phải giữ sạch sẽ. Tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
– Cơ địa của mỗi người mẹ là khác nhau nên ngực của mỗi người cũng không giống nhau. Bạn cần xác định rõ vị trí nào của ngực mình là tiết ra nhiều sữa nhất và kích thích điểm đó thật nhiều.
– Với mỗi bên ngực, các bạn nên thay đổi vị trí của các ngón tay để có thể vắt được toàn bộ số sữa có trong mỗi lần vắt.
– Trong quá trình vắt có thể lặp lại các động tác mát xa để kích thích tuyến sữa ra được nhiều hơn.
– Ngoài ra cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch để lau sữa khi bị tràn hay nhỏ giọt ra ngoài. Tránh việc mất vệ sinh khi lấy sữa.
– Không nên ép buộc bản thân sử dụng tay trái hay tay phải trong quá trình vắt sữa mà hãy dùng tay thuận nhất để đạt được hiệu quả tốt nhất.
– Một điểm đáng lưu ý nữa là không kéo núm vú ra ngoài để vắt sữa mà bạn nên ấn vào quầng vú để ép sữa ra ngoài, khoảng cách đến núm vú là 2.5cm.
Trên đây là một số lưu ý dành cho các mẹ vắt sữa bằng tay. Sữa sau khi vắt hãy cho bé sử dụng ngay hoặc dự trữ đông.
Ưu, nhược điểm của phương pháp vắt sữa bằng tay
Mỗi một phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Vắt sữa bằng tay cũng không ngoại lệ, hãy cùng chúng tôi điểm qua những lợi ích và hạn chế của phương pháp vắt sữa bằng tay này.
Về ưu điểm:
- Vắt sữa bằng tay mang lại nhiều lợi ích, có thể kể đến là không tốn kém, dễ dàng thực hiện và không mất quá nhiều thời gian cho việc vệ sinh các dụng cụ vắt sữa như vắt sữa bằng máy.
- Khi di chuyển xa, các mẹ không phải mang quá nhiều dụng cụ vắt sữa theo người.
- Nhiều người mẹ lấy sữa bằng tay và bằng máy đều khẳng định rằng việc lấy sữa bằng tay thoải mái hơn là lấy sữa bằng máy.
- Một ưu điểm tuyệt vời của phương pháp này nữa là sẽ giúp kích thích và đẩy nhanh quá trình các tuyến sữa tiết sữa ra ngoài.
Về khuyết điểm:
- Các mẹ có thể không lấy được sữa hoặc lấy được ít sữa do chưa nắm vững phương pháp này
- Bên cạnh đó còn có thể ảnh hưởng đến các nang tiết sữa do lực tác dụng khi ấn lấy sữa quá mạnh.
Từ những ưu, nhược điểm nói trên mà mỗi người sẽ tự xác định cho mình được phương pháp lấy sữa phù hợp nhất. Bạn đọc có thể để lại câu hỏi thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian ngắn nhất.
Bài viết liên quan
Tại sao sữa non Alpha Lipid dừng phân phối tại Việt Nam
[...]
Th8
Công nghệ BIOLACTOL là gì? Có tốt hơn công nghệ Alpha Lipid không?
Công nghệ BioLactolTM là phức hợp lipid sữa độc đáo được thiết kế để bảo [...]
Th11
Cách pha sữa non Colostrum với sữa công thức chuẩn nhất
Sữa non Colostrum được các ông bố bà mẹ trên toàn thế giới biết đến [...]
Th8
Sữa non uống kèm sữa công thức – Có nên pha cùng hay không?
Đối với trẻ nhỏ sữa non và sữa công thức thì nó đều có những [...]
Th8
Sữa Tăng Cân cho bé nên dùng cho trẻ còi xương chậm lớn
Bé lười ăn, còi xương, chậm lớn? Làm sao để khắc phục tình trạng này? [...]
Th3
Mama sữa non Star Biotic có tốt không? Giá bao nhiêu?
Nếu như con của bạn đang gặp phải tình trạng biếng ăn, chậm lớn, hấp [...]
Th1