Bổ sung dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu

Muốn thai nhi khỏe mạnh, muốn con giỏi thông minh thì khi mang thai chị em phải có một chế độ dinh dưỡng thật hợp lí và khoa học, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu. Vậy cần có một chế độ ăn uống như thế nào là tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi?

Bổ sung dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu
Bổ sung dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu trong lĩnh vực này khuyên rằng trong bữa ăn hàng ngày của chị em cần bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính sau:

Chất bột: có nhiều trong gạo, ngũ cốc, khoai, các loại đậu…

Chất đạm (protein): có nhiều trong các loại thịt, cá, sữa, các loại đậu đỗ…

Chất béo: mỡ, dầu thực vật, bơ…

Vitamin và chất xơ: các loại rau xanh, trái cây…

Khi bổ sung dinh dưỡng thì một trong những điều chị em cần chú ý nhất là phải cân đối hài hòa giữa chất bột, chất đạm và chất béo cho cơ thể:

Nếu khi mang thai chị em có sức khỏe tốt và đủ chất thì nên không nên bổ sung quá nhiều dinh dưỡng vào thời điểm này. Tuy nhiên, nếu chị em có sức khỏe không tốt lắm thì phải cố gắng ăn nhiều hơn bình thường để đảm bảo sức khỏe cua mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ từ rau, củ, quả.

Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, mỗi ngày chị em nên uống ít nhất khoảng 2 lít.

Để tránh tình trạng sợ ăn, nôn hoặc là buồn nôn chị em nên nhiều bữa trong ngày.

Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể

Canxi: Giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Có nhiều trong sữa, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ…

Axit folic: Giảm nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh hệ thần kinh và cột sống ở trẻ sơ sinh. Có nhiều trong, súp lơ xanh, măng tây, quả bơ…

Sắt: Là thành phần không thể thiếu trong việc sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu. Chứa nhiều trong thịt đỏ, thịt bò, thịt gà, trứng… Chị em cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.

Các vitamin: Các vitamin giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, chống loãng xương, tránh việc còi xương ở trẻ, hạn chế tình trạng xuất huyết ở mẹ bầu… Các vitamin chứa nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi.

Nếu muốn bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua thuốc thì chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nhé!

Chế độ ăn uống nên tránh

Không nên uống rượu và đồ uống có cồn.

Không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain.

Thay đổi thói quen thường xuyên ăn mặn vì khi có thai ăn nhiều muối sẽ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.

Tránh ăn các loại rau sống không rõ nguồn gốc.

Nên tránh các sản phẩm từ sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng;,cá, thịt, trứng còn tái, thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ…

Hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.

Ăn ít những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…

Rate this post