Đối với những mẹ vừa mới sinh con đầu lòng thì vẫn còn khá ít kinh nghiệm trong việc chăm sóc cho bản thân và bé, bên cạnh đó còn có một vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ đang mắc phải và cần tìm cách giải quyết chính là mất sữa phải làm thế nào.
Nếu các mẹ đang muốn tìm hiểu vấn đề mất sữa phải làm thế nào thì hãy tham khảo bài viết sau đây để biết thêm các thông tin bổ ích giúp cho việc chăm sóc bé sẽ tốt hơn.
Những nguyên nhân dẫn đến việc mất sữa
Ngoài việc tự hỏi mất sữa phải làm thế nào thì các mẹ hãy tìm hiểu những nguyên nhân gây ra vấn đề này để có một hướng giải quyết tốt nhất.
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất chính là vú mẹ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra tắc sữa vậy nên mẹ hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ núm vú bằng khăn ấm trước khi cho bé bú và nếu bé bú dư thì hãy vắt sữa ra ngoài để sữa không bị đọng lại gây vón cục.
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến việc mất sữa mẹ chính là mẹ lười cho bé bú vì khi bé bú sẽ tạo ra oxytocin là một trong hai nội tiết tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tạo sữa, nên khi mẹ cho bé bú nhiều thì sẽ càng làm tăng khả năng tạo sữa.
Ngoài hai nguyên nhân trên thì còn có một số nguyên nhân khách quan gây ra vấn đề mất sữa mẹ như mẹ bị stress, trầm cảm sau sinh, ăn uống không đủ dưỡng chất,uống quá ít nước, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, cho bé dùng sữa công thức sớm, sử dụng một số loại thuốc kháng sinh,… cũng dẫn đến việc mất sữa mẹ sau sinh.
Những tình trạng của mẹ mất sữa
Có thể chia ra làm hai loại tình trạng mất sữa mẹ như sau.
Dạng thứ nhất: mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa, nếu có thì rất ít dòng sữa nhạt và trong, bầu vú mềm nhão, luôn có cảm giác cơ thể mệt mỏi, nhạt miệng chán ăn, khó thở, tiêu hóa kém,…
Dạng thứ hai: có sữa nhưng không thông bầu vú căng tức, ngực sườn đau có thể gây ra sốt, tinh thần luôn bực bội khó chịu, chán ăn, lưỡi bị đóng bã vàng mỏng,…
Một số dấu hiệu khiến mẹ nhầm tưởng mất sữa
Có một số mẹ mặc dù sữa rất đầy đủ nhưng luôn suy nghĩ rằng mình thiếu sữa hay mất sữa là do một số nguyên nhân sau đây.
Bé bị đói sau khi bú
Thực tế đối với trẻ sơ sinh thì nhu cầu mút là rất cao vậy nên có một sẽ mẹ đã nhầm tưởng rằng bé đang bị đói. Động tác mút của bé có thể diễn ra khi bé đang căng thẳng, buồn chán hoặc chỉ đơn giản là bé thích.
Các bé luôn ngủ trong khi bú mẹ nên việc liên tưởng bú mẹ khi buồn ngủ là một điều dễ hiểu vậy nên khi bé buồn ngủ bế vẫn chóp chép miệng như đang thèm bú mẹ.
Tần suất bú của bé nhiều hơn bình thường
Đối với trẻ sơ sinh mẹ cần cho bú thường xuyên từ 8 đến 12 lần trong 24 giờ và việc bé bú nhiều hơn lâu hơn sẽ xuất hiện ở bé từ 6 tuần hoặc 3 tháng tuổi hoặc cũng có thể xảy ra ở nhiều thời điểm khác vậy nên mẹ không cần phải lo lắng vấn đề mất sữa hay thiếu sữa.
Bầu vú của mẹ ít căng và không bị rỉ sữa
Với những mẹ mới sinh trong vài tháng đầu thì lượng sữa tiết ra luôn nhiều hơn so với nhu cầu bú của bé vậy nên vú luôn có cảm giác căng và sửa hay bị rỉ ra nhưng khi bé được 6 đến 12 tuần tuổi thì tuyến sữa của mẹ sẽ được điều chỉnh phù hợp với lượng sữa bé cần. Vậy nên mẹ đừng vội kết luận mình bị thiếu sữa.
Cân nặng của bé không được như mong đợi
Chất lượng sữa mẹ cũng được đánh giá nhờ vào cân nặng của bé nhưng nếu bé có cân nặng không như mong muốn thì cũng không cần vội kết luận là mẹ bị thiếu sữa mà còn phải xem xét dụng cụ cân nặng có đạt chuẩn hay không, thời điểm bé cân là đang đói hay no, bé đã đi ngoài chưa hay là quần áo bé đang mặc cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới cân nặng của bé.
Cách để khắc phục khi gặp phải tình trạng mất sữa giả
Cho bé bú thường xuyên chính là điều quan trọng nhất mà các mẹ cần làm, nhiều bé mê ngủ sẽ bỏ quên luôn cả cữ bú vậy nên mẹ hãy gọi bé để cho bú chứ đừng chờ đến khi bé đói.
Giúp cho bé có tư thế bú và ngậm núm vú đúng cách, để bé bú đến khi nào no và tự nhả núm vú ra. Và thay đổi cả hai bên vú trông mỗi lần bú của bé.
Hạn chế cho bé bú bình hoặc ăn dặm quá sớm vì như thế sẽ làm giảm việc bú mẹ và tuyến sữa của mẹ sẽ không được kích thích để tạo sữa, đặc biệt là nên hạn chế tối đa việc cho bé ngậm vú giả.
Giải pháp cho vấn đề mất sữa phải làm thế nào
Nếu các mẹ vẫn đang cho con bú thì đừng lo vấn đề mất sữa là vĩnh viễn vì việc khai thông tuyến sữa trở lại có thể hiệu quả nhờ vào một số cách sau đây.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Việc đầu tiên chính là quan tâm đến chế độ dinh dưỡng như ăn thêm nhiều rau củ quả, thịt cá,… và kết hợp thêm một số loại thực phẩm như đinh lăng, chè vằng, quả sung,… để giúp tăng nguồn sữa cho mẹ.
massage ngực
Đây là một trong những cách được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Dùng tay nâng và ấn nhẹ ngực tay còn lại xoa ngực theo vòng tròn tầm 20 đến 30 lần sẽ giúp cho tuyến sữa được khai thông.
Chườm nóng
Chườm nóng cũng là cách giúp mẹ gọi sữa về rất hiệu quả. Các mẹ có thể làm theo dân gian lấy nếp nóng mới nấu thêm hành cho vào khăn và chườm lên ngực.
Cho bé bú mẹ thường xuyên
Một cách đơn giản nhất chính là cho bé bú mẹ thường xuyên vì hành động mút vú mẹ sẽ giúp kích thích mạnh mẽ tuyến sữa giúp nguồn sữa dồi dào hơn.
Vấn đề mất sữa phải làm thế nào thực ra không quá khó để giải quyết chỉ cần các mẹ tìm hiểu và áp dụng những cách thức trên và với những thông tin từ bài viết trên hy vọng sẽ giúp cho các mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc cho bé.
Bài viết liên quan
Tại sao sữa non Alpha Lipid dừng phân phối tại Việt Nam
[...]
Th8
Công nghệ BIOLACTOL là gì? Có tốt hơn công nghệ Alpha Lipid không?
Công nghệ BioLactolTM là phức hợp lipid sữa độc đáo được thiết kế để bảo [...]
Th11
Cách pha sữa non Colostrum với sữa công thức chuẩn nhất
Sữa non Colostrum được các ông bố bà mẹ trên toàn thế giới biết đến [...]
Th8
Sữa non uống kèm sữa công thức – Có nên pha cùng hay không?
Đối với trẻ nhỏ sữa non và sữa công thức thì nó đều có những [...]
Th8
Sữa Tăng Cân cho bé nên dùng cho trẻ còi xương chậm lớn
Bé lười ăn, còi xương, chậm lớn? Làm sao để khắc phục tình trạng này? [...]
Th3
Mama sữa non Star Biotic có tốt không? Giá bao nhiêu?
Nếu như con của bạn đang gặp phải tình trạng biếng ăn, chậm lớn, hấp [...]
Th1